Thủy triều đỏ gây hại cho hoạt động nuôi trồng thủy sản
Ủy ban Đại dương học liên chính phủ, thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 8/6 công bố một đánh giá toàn cầu cho biết hoa tảo biển có nguy cơ gây chết người (HABs) không tăng về số lượng trong 3 thập kỷ qua, nhưng đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nghề nuôi trồng thủy sản.
Nguồn gốc của HABs hiện vẫn chưa được biết đến. Hiện tượng tảo nở hoa (hay còn gọi là thủy triều đỏ) được hiểu là một tiến trình tự nhiên, nhưng cộng thêm khí ni-tơ và phốt-pho từ hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Báo cáo trên là kết quả một phân tích gần 10.000 loài hoa tảo biển từ năm 1985-2018. Báo cáo khẳng định biến đổi khí hậu không đóng vai trò nào trong việc này.
Tình trạng cá và các loại động vật có vỏ được nuôi trên thế giới bị ngộ độc ngày càng nhiều dẫn đến tin đồn rằng hoa tảo độc hại này đang gia tăng. Nhưng các sự cố như vậy chủ yếu xuất phát từ sự gia tăng các loài cá nuôi, tăng gấp 16 lần trong 33 năm. Đồng tác giả báo cáo, bà Adriana Zingone nhấn mạnh: "Tình trạng khai thác thái quá đã làm tăng tác hại của HABs theo cấp số nhân. Điều này dẫn tới sự gia tăng các tác động độc lập của một xu hướng thực tế của HABs".
Khoảng 5% trong số 5.000 loài tảo trên thế giới có thể nở hoa, gây hại cho con người, từ việc gây ngộ độc do ăn các loài có vỏ bị độc, đến việc tiết ra thứ chất nhày biển như trong thảm họa từng xảy ra ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Tương đối hiếm nhưng cũng rất tốn kém là các sự cố gây chết người, trong đó, hoa tảo xâm nhập các khu vực nuôi cá.
Đầu năm 2016, thủy triều đỏ ở các vùng biển của Chile đã khiến khoảng 40.000 tấn cá hồi chết, trị giá khoảng 800 triệu USD, và dẫn tới bạo loạn xã hội. Cá heo trắng hoang dã có thể bơi khỏi khu vực có hoa tảo nhưng hoa tảo trong các khu nuôi trồng hải sản đông đúc lại dễ gây hậu quả.
Các nhà nghiên cứu phát hiện khoảng một nửa số sự cố trong nghiên cứu có liên quan đến độc tố của hải sản, với hơn 80% sự cố tác động đến các loài động vật có vỏ. Độc tố trên động vật có vỏ, chiếm phần lớn nhất, dẫn tới khoảng 3.800 vụ ngộ độc trong giai đoạn nghiên cứu. Đa số xảy ra ở Philippines, nơi người dân phụ thuộc nhiều vào việc nuôi cá để làm thức ăn. Nghiên cứu ghi nhận rằng quản lý nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, bao gồm cả việc đóng cửa các khu vực thu hoạch động vật có vỏ, đồng nghĩa với việc hoa tảo độc hại không phải lúc nào cũng gây ngộ độc và hiếm khi gây chết người.
Theo Hiệp hội Hải dương học và khí quyền học quốc gia (NOAA), nguyên nhân của tình trạng tảo nở hoa chưa được hiểu rõ. Nghiên cứu không phát hiện bằng chứng nào cho điều mà nhiều người vẫn nghĩ, rằng hoa tảo gia tăng trên khắp thế giới do khí hậu toàn cầu nóng lên. Nhưng NOAA ghi nhận rằng nhiều loài nở hoa khi có điều kiện thủy văn thuận lợi, và một số loài có thể liên quan đến khí ni-tơ, phốt-pho và các-bon thải ra từ việc nuôi trồng thủy sản, vì vậy hoạt động nuôi trồng này chính là "phú dưỡng" cho tảo.