Thủy triều đỏ nguy hiểm cỡ nào khiến hàng trăm tấn cá chết thảm

600 trăm tấn cá và sinh vật biển chết đã trôi dạt vào Tampa, Florida, Mỹ do 'thủy triều đỏ'. Vậy hiện tượng này nguy hiểm thế nào mà có thể tạo ra cuộc thảm sát kinh hoàng như vậy?

Tình trạng cá chết và trôi dạt lên bờ biển của vịnh Tampa bắt đầu xảy ra vào đầu tháng 6. Nguyên nhân của nó đến từ hiện tượng tự nhiên có tên "thủy triều đỏ".

Tình trạng cá chết và trôi dạt lên bờ biển của vịnh Tampa bắt đầu xảy ra vào đầu tháng 6. Nguyên nhân của nó đến từ hiện tượng tự nhiên có tên "thủy triều đỏ".

Thủy triều đỏ là tên gọi khác của hiện tượng tảo Karenia brevis nở hoa độc hại. Loài tảo này thường nở trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau tại vùng Vịnh Mexico, gây hại mức độ nhẹ cho con người song vô cùng nguy hiểm với sinh vật biển.

Thủy triều đỏ là tên gọi khác của hiện tượng tảo Karenia brevis nở hoa độc hại. Loài tảo này thường nở trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau tại vùng Vịnh Mexico, gây hại mức độ nhẹ cho con người song vô cùng nguy hiểm với sinh vật biển.

Tảo Karenia năm nay đã nở hoa sớm và làm chết gần 600 tấn cá ở Vịnh Tampa. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn sau khi cơn bão Elsa đổ bộ vào bờ biển bang Florida một vài ngày trước. Gió lốc từ cơn bão này đã cuốn các sinh vật biển chết lên bờ biển khu vực thành phố St. Petersburg.

Tảo Karenia năm nay đã nở hoa sớm và làm chết gần 600 tấn cá ở Vịnh Tampa. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn sau khi cơn bão Elsa đổ bộ vào bờ biển bang Florida một vài ngày trước. Gió lốc từ cơn bão này đã cuốn các sinh vật biển chết lên bờ biển khu vực thành phố St. Petersburg.

Để đối mặt với tình trạng cá chết trôi dạt vào bờ với số lượng lớn, chính quyền thành phố St. Petersburg đã tổ chức một chiến dịch dọn dẹp bờ biển quy mô lớn nhưng cảnh báo tình trạng này sẽ còn tiếp diễn.

Để đối mặt với tình trạng cá chết trôi dạt vào bờ với số lượng lớn, chính quyền thành phố St. Petersburg đã tổ chức một chiến dịch dọn dẹp bờ biển quy mô lớn nhưng cảnh báo tình trạng này sẽ còn tiếp diễn.

Thủy triều đỏ hay còn gọi là tảo nở hoa. Đây là hiện tượng bùng nổ lớn về số lượng của loài tảo biển. Hiện tượng này có thể khiến nước biển đỏ hoặc xanh.

Thủy triều đỏ hay còn gọi là tảo nở hoa. Đây là hiện tượng bùng nổ lớn về số lượng của loài tảo biển. Hiện tượng này có thể khiến nước biển đỏ hoặc xanh.

Tùy vào từng loại tảo, thủy triều đỏ có thể sản sinh các độc tố tự nhiên, làm suy giảm oxy và gây ra các tác hại khác. Các nhà khoa học gọi đây là “hiện tượng tảo nở hoa độc hại” (HAB). Tác hại dễ thấy nhất của HAB là động vật biển hay các loài cá, giáp xác, thân mềm và các sinh vật khác chết hàng loạt.

Tùy vào từng loại tảo, thủy triều đỏ có thể sản sinh các độc tố tự nhiên, làm suy giảm oxy và gây ra các tác hại khác. Các nhà khoa học gọi đây là “hiện tượng tảo nở hoa độc hại” (HAB). Tác hại dễ thấy nhất của HAB là động vật biển hay các loài cá, giáp xác, thân mềm và các sinh vật khác chết hàng loạt.

Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu chúng gặp phải một điều kiện thuận lợi như nhiệt độ tăng cao đột ngột. Hay sự trao đổi nước kém, điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng đột biến.

Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu chúng gặp phải một điều kiện thuận lợi như nhiệt độ tăng cao đột ngột. Hay sự trao đổi nước kém, điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng đột biến.

Yếu tố khác như lượng bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn. Ví dụ như sa mạc Sahara được cho là một trong những nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ. Một số lần nó xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino.

Yếu tố khác như lượng bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn. Ví dụ như sa mạc Sahara được cho là một trong những nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ. Một số lần nó xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino.

Thủy triều đỏ có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Nếu ăn sinh vật bị nhiễm độc tố. Ví dụ như Karenia brevis – một loại tảo thường gặp ở vịnh Mexico. Khi nở hoa có thể gây dị ứng mắt và ảnh hưởng đường hô hấp của con người như ho, hắt hơi, chảy nước mắt.

Thủy triều đỏ có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Nếu ăn sinh vật bị nhiễm độc tố. Ví dụ như Karenia brevis – một loại tảo thường gặp ở vịnh Mexico. Khi nở hoa có thể gây dị ứng mắt và ảnh hưởng đường hô hấp của con người như ho, hắt hơi, chảy nước mắt.

Những người bị bệnh hô hấp nặng hay kéo dài, như bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh hen suyễn, có thể bị ảnh hưởng nặng. Nguy hiểm hơn, nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ kết hợp với nhau thành hợp chất cao phân tử. Các hợp chất này đều có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.

Những người bị bệnh hô hấp nặng hay kéo dài, như bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh hen suyễn, có thể bị ảnh hưởng nặng. Nguy hiểm hơn, nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ kết hợp với nhau thành hợp chất cao phân tử. Các hợp chất này đều có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.

Tác hại của thủy triều đỏ tới sinh vật biển vô cùng nghiêm trọng. Tại các khu vực nuôi trồng thủy hải sản sẽ khiến cho tôm cá chết hàng loạt, phá vỡ hệ sinh thái. Bầu không khí xung quanh cũng khó thở hơn.

Tác hại của thủy triều đỏ tới sinh vật biển vô cùng nghiêm trọng. Tại các khu vực nuôi trồng thủy hải sản sẽ khiến cho tôm cá chết hàng loạt, phá vỡ hệ sinh thái. Bầu không khí xung quanh cũng khó thở hơn.

Bên cạnh đó, trường hợp tảo không độc nở hoa và chết đi. Quá trình phân hủy của chúng sẽ hút cạn khí oxy trong nước biển. Khiến cho các động vật sống ở biển sẽ chết hàng loạt.

Bên cạnh đó, trường hợp tảo không độc nở hoa và chết đi. Quá trình phân hủy của chúng sẽ hút cạn khí oxy trong nước biển. Khiến cho các động vật sống ở biển sẽ chết hàng loạt.

Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/thuy-trieu-do-nguy-hiem-co-nao-khien-hang-tram-tan-ca-chet-tham-1563255.html