Tích cực triển khai thực hiện chuyển đổi số

Chiều 10-5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chỉ đạo chuyển đổi số (CĐS) tỉnh đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ CĐS 4 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022. Đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh chủ trì hội nghị. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

Chiều 10-5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chỉ đạo chuyển đổi số (CĐS) tỉnh đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ CĐS 4 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022. Đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban TVTU: Mai Văn Quyết, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Đại tá Phạm Văn Long, Giám đốc Công an tỉnh; đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh.

Đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện CĐS gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính. Tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện theo đúng quan điểm chỉ đạo của Trung ương, đồng thời phân công nhiệm vụ, trách nhiệm đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Nhờ đó, việc xây dựng hạ tầng nền tảng số; xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu, nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các cơ quan Nhà nước; xây dựng, phát triển chính quyền số, xã hội số... đạt kết quả tích cực. Đến nay 100% cơ quan Nhà nước 3 cấp của tỉnh và cơ quan Đảng thuộc tỉnh, các tổ chức đoàn thể và các huyện, thành phố được cấp chữ ký số chuyên dùng. Tất cả các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh có thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính... Trong 4 tháng đầu năm, Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh cung cấp 1.605/1.711 dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4; trên 50% số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh thường xuyên phát sinh hồ sơ. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đạt 99,98%.

Từ nay đến cuối năm, các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về CĐS. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động có hiệu quả Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo về CĐS và đội ngũ nòng cốt CĐS của tỉnh. Ban hành kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Nam Định. Hoàn thiện và đưa vào sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh kết nối liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã; ban hành quy chế và triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh đến 100% cơ quan Nhà nước 3 cấp của tỉnh. Tiếp tục cung cấp 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện của tỉnh ở mức độ 4, trong đó chú trọng các giải pháp thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, hiệu quả... Tiếp tục đưa vào sử dụng các nền tảng ứng dụng mới phục vụ người dân, trong đó quan tâm nghiên cứu đưa vào sử dụng các công nghệ nền tảng phục vụ việc giao tiếp, tương tác hai chiều giữa người dân và cơ quan Nhà nước trên thiết bị di động. Thực hiện CĐS, xây dựng thôn, xã thông minh phục vụ xây dựng xã NTM nâng cao, kiểu mẫu. Triển khai hệ thống giám sát, đo lường, mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số để đánh giá, đo lường, công bố trực tuyến, mức độ, chất lượng cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến...

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị ghi nhận và đánh giá cao kết quả CĐS mà tỉnh đã đạt được trong thời gian qua, nhất là Sở TT và TT và cá nhân đồng chí giám đốc Sở. Đồng chí cũng chỉ rõ những hạn chế cần tiếp tục khắc phục và yêu cầu: Các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức về CĐS; thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo thực hiện kế hoạch CĐS của ngành và địa phương; khẩn trương rà soát và xây dựng kế hoạch CĐS của ngành mình theo quy định. Trên cơ sở chỉ đạo CĐS của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo CĐS quốc gia và của tỉnh, Sở TT và TT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch mới phục vụ cho việc CĐS của tỉnh và hoàn thành trước ngày 1-6-2022. Các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và người dân về CĐS, đồng thời hướng dẫn thực hiện CĐS. Sở TT và TT chủ trì phối hợp Sở Công Thương hoàn thành nền tảng tạo lập sàn thương mại điện tử theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo CĐS quốc gia. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 để gia tăng dịch vụ. Sở TT và TT, Công an tỉnh, các đơn vị liên quan tập trung triển khai các nhiệm vụ của Đề án 66. Các sở, ngành chủ động lên kế hoạch CĐS của ngành mình trong năm 2022 và cả giai đoạn 2022-2025 để đăng ký thực hiện trước ngày 20-5-2022, nhất là các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường. Sở TT và TT có biện pháp để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên mạng. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính đảm bảo nguồn lực thực hiện tốt kế hoạch CĐS theo đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ, chính sách quy định; thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm. Sở Nội vụ tham mưu bố trí nguồn nhân lực chất lượng bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ CĐS được giao./.

Tin, ảnh: Văn Đại

Nguồn Nam Định: http://baonamdinh.com.vn/channel/5083/202205/tich-cuc-trien-khai-thuc-hien-chuyen-doi-so-2550687/