Tiếc đứt ruột tàu đổ bộ tỷ USD của Mỹ bị rã sắt vụn

Sau vụ cháy nghiêm trọng hồi tháng 7/2020, tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard của Mỹ đến nay được xác định là không thể phục hồi và nó sẽ bị đem rã sắt vụn trong thời gian tới.

Theo The Drive, các nhà chức trách Mỹ vừa đưa ra quyết định loại biên tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard bị cháy hồi tháng 7/2020 với lý do kinh phí sửa chữa, hoán cải quá cao, thậm chí còn hơn cả đóng mới một con tàu khác. Ảnh: Tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard bốc cháy tại quân cảng hồi tháng 7/2020.

Theo The Drive, các nhà chức trách Mỹ vừa đưa ra quyết định loại biên tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard bị cháy hồi tháng 7/2020 với lý do kinh phí sửa chữa, hoán cải quá cao, thậm chí còn hơn cả đóng mới một con tàu khác. Ảnh: Tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard bốc cháy tại quân cảng hồi tháng 7/2020.

Ngoài mức thiệt hại vượt quá 60% và bị loại biên, thời gian tới, tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard sẽ bị đem rã sắt vụn. Dự kiến, mức kinh phí để "xét thịt", rã sắt vụn con tàu vốn có giá hơn 1 tỷ USD này sẽ lên đến khoảng 30 triệu USD.

Ngoài mức thiệt hại vượt quá 60% và bị loại biên, thời gian tới, tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard sẽ bị đem rã sắt vụn. Dự kiến, mức kinh phí để "xét thịt", rã sắt vụn con tàu vốn có giá hơn 1 tỷ USD này sẽ lên đến khoảng 30 triệu USD.

"Chúng tôi quyết định không sửa chữa tàu USS Bonhomme Richard bị hư hại nặng trong vụ cháy bùng phát hôm 12/7, thay vào đó sẽ loại biên và chi khoảng 30 triệu USD để rã sắt vụn con tàu", Thủy quân lục chiến Mỹ ra tuyên bố cho biết.

"Chúng tôi quyết định không sửa chữa tàu USS Bonhomme Richard bị hư hại nặng trong vụ cháy bùng phát hôm 12/7, thay vào đó sẽ loại biên và chi khoảng 30 triệu USD để rã sắt vụn con tàu", Thủy quân lục chiến Mỹ ra tuyên bố cho biết.

Trước đó, Thiếu tướng hải quân Eric Ver Hage, Giám đốc Trung tâm Bảo dưỡng Vùng hải quân, cho biết: "Sau khi xem xét kỹ lưỡng, lãnh đạo Hải quân quyết định loại biên tàu Bonhomme Richard do chịu thiệt hại nặng trong trận hỏa hoạn hồi tháng 7". Hải quân Mỹ cho biết nếu muốn khôi phục USS Bonhomme Richard tương tự như lúc chưa cháy, họ sẽ phải chi gần 3,5 tỷ USD cộng với thời gian hoàn thành dự kiến mất khoảng 5 đến 7 năm.

Trước đó, Thiếu tướng hải quân Eric Ver Hage, Giám đốc Trung tâm Bảo dưỡng Vùng hải quân, cho biết: "Sau khi xem xét kỹ lưỡng, lãnh đạo Hải quân quyết định loại biên tàu Bonhomme Richard do chịu thiệt hại nặng trong trận hỏa hoạn hồi tháng 7". Hải quân Mỹ cho biết nếu muốn khôi phục USS Bonhomme Richard tương tự như lúc chưa cháy, họ sẽ phải chi gần 3,5 tỷ USD cộng với thời gian hoàn thành dự kiến mất khoảng 5 đến 7 năm.

Một phương án sửa chữa khác ít tốn kém hơn là cải hoán USS Bonhomme Richard thành tàu bệnh viện hoặc tàu hậu cần phục vụ tàu ngầm, nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí hơn 1 tỷ USD.

Một phương án sửa chữa khác ít tốn kém hơn là cải hoán USS Bonhomme Richard thành tàu bệnh viện hoặc tàu hậu cần phục vụ tàu ngầm, nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí hơn 1 tỷ USD.

Được biết quá trình rã xác tàu USS Bonhomme Richard dự kiến mất khoảng 1 năm. Hiện Hải quân Mỹ bắt đầu tháo gỡ những hệ thống còn sử dụng được trên tàu.

Được biết quá trình rã xác tàu USS Bonhomme Richard dự kiến mất khoảng 1 năm. Hiện Hải quân Mỹ bắt đầu tháo gỡ những hệ thống còn sử dụng được trên tàu.

Tàu đổ bộ tấn công USS Richard (LHD-6) là một trong tám tàu đổ bộ thuộc lớp Wasp, được hạ thủy ngày 14 tháng 3 năm 1997 và chính thức biên chế vào hải quân Hoa Kỳ trong năm 1998, cảng nhà tại căn cứ hải quân San Diego. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 40.358 tấn, dài 257m, rộng 32m, mớn nước 8.2m, trang bị máy chính công suất 70.000 mã lực cho phép nó có thể di chuyển với vận tốc 22 hải lý/h. Tầm hoạt động 17.600km với tốc độ 18 hải lý/h.

Tàu đổ bộ tấn công USS Richard (LHD-6) là một trong tám tàu đổ bộ thuộc lớp Wasp, được hạ thủy ngày 14 tháng 3 năm 1997 và chính thức biên chế vào hải quân Hoa Kỳ trong năm 1998, cảng nhà tại căn cứ hải quân San Diego. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 40.358 tấn, dài 257m, rộng 32m, mớn nước 8.2m, trang bị máy chính công suất 70.000 mã lực cho phép nó có thể di chuyển với vận tốc 22 hải lý/h. Tầm hoạt động 17.600km với tốc độ 18 hải lý/h.

Là tàu đổ bộ tấn công, khoang của LHD-6 có thể chứ 3 chiếc tàu đổ bộ đệm khí hoặc 2 chiếc tàu đổ bộ há mồm cỡ trung LCU hoặc 12 chiếc tàu đổ bộ há mồm cỡ nhỏ LCM. Thủy thủ đoàn của tàu là 1.108 người và có thể chở tối đa lên tới gần 800 thủy quân lục chiến.

Là tàu đổ bộ tấn công, khoang của LHD-6 có thể chứ 3 chiếc tàu đổ bộ đệm khí hoặc 2 chiếc tàu đổ bộ há mồm cỡ trung LCU hoặc 12 chiếc tàu đổ bộ há mồm cỡ nhỏ LCM. Thủy thủ đoàn của tàu là 1.108 người và có thể chở tối đa lên tới gần 800 thủy quân lục chiến.

Ngoài ra tàu cũng có thể mang theo 22 máy bay MV-22 Osprey, 20 chiếc tiêm kích cất cánh thẳng đứng F-35B và 6 máy bay trực thăng SH-60 hoặc CH-53. Vũ trang tầm gần bảo vệ tàu gồm 2 hệ thống CIWS Phanlax, 2 pháo bắn nhanh Mk-38 25mm, 2 tổ hợp tên lửa RIM-116 RAM, 2 tổ hợp RIM-7 Sea Sparrow và một số súng máy hạng nặng M2 Browning.

Ngoài ra tàu cũng có thể mang theo 22 máy bay MV-22 Osprey, 20 chiếc tiêm kích cất cánh thẳng đứng F-35B và 6 máy bay trực thăng SH-60 hoặc CH-53. Vũ trang tầm gần bảo vệ tàu gồm 2 hệ thống CIWS Phanlax, 2 pháo bắn nhanh Mk-38 25mm, 2 tổ hợp tên lửa RIM-116 RAM, 2 tổ hợp RIM-7 Sea Sparrow và một số súng máy hạng nặng M2 Browning.

Video Những siêu tàu đổ bộ lớn nhất thế giới - Nguồn: QPVN

Anh Tú

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiec-dut-ruot-tau-do-bo-ty-usd-cua-my-bi-ra-sat-vun-1468529.html