Tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 - Câu trả lời thất bại của Liên Xô trước chiếc Harrier Anh

Từng nhận rất nhiều kỳ vọng, tuy nhiên tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 của Liên Xô bị xem là nỗi thất vọng rất lớn.

Tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 (VTOL) được thiết kế theo nguyên mẫu Harrier để triển khai từ những tuần dương hạm mang máy bay của Hải quân Liên Xô.

Anh với chiếc Harrier đã giành thắng lợi trong Chiến tranh Quần đảo Falkland, khi nó bắn hạ 20 máy bay chiến đấu của Argentina mà không có tổn thất nào. Liên Xô cố gắng đưa ra câu trả lời thông qua Yakovlev Yak-38 - loại máy bay VTOL mà NATO gọi là "Kẻ giả mạo".

Anh với chiếc Harrier đã giành thắng lợi trong Chiến tranh Quần đảo Falkland, khi nó bắn hạ 20 máy bay chiến đấu của Argentina mà không có tổn thất nào. Liên Xô cố gắng đưa ra câu trả lời thông qua Yakovlev Yak-38 - loại máy bay VTOL mà NATO gọi là "Kẻ giả mạo".

Liên Xô muốn một máy bay chiến đấu có thể cất cánh từ hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ thuộc lớp Kiev. Nhưng bản thân chúng lại không phải tàu sân bay thông thường khi thiếu đường băng cất hạ cánh dài, đây thực chất là tuần dương hạm mang máy bay.

Liên Xô muốn một máy bay chiến đấu có thể cất cánh từ hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ thuộc lớp Kiev. Nhưng bản thân chúng lại không phải tàu sân bay thông thường khi thiếu đường băng cất hạ cánh dài, đây thực chất là tuần dương hạm mang máy bay.

Sau khi lên ý tưởng vào thập niên 1960, Liên Xô bắt đầu phát triển nguyên mẫu máy bay chiến đấu VTOL vào năm 1971. Cất cánh thẳng đứng là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi một quá trình thiết kế dài để tạo lập chính xác lực đẩy dọc và khả năng cất cánh ngang.

Sau khi lên ý tưởng vào thập niên 1960, Liên Xô bắt đầu phát triển nguyên mẫu máy bay chiến đấu VTOL vào năm 1971. Cất cánh thẳng đứng là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi một quá trình thiết kế dài để tạo lập chính xác lực đẩy dọc và khả năng cất cánh ngang.

Liên Xô đã chế tạo tổng cộng 4 nguyên mẫu thử nghiệm của Yak-38 trong vòng 5 năm tiếp theo. Đến năm 1976, họ cuối cùng cũng có thể đưa Yak-38 vào sản xuất hàng loạt.

Liên Xô đã chế tạo tổng cộng 4 nguyên mẫu thử nghiệm của Yak-38 trong vòng 5 năm tiếp theo. Đến năm 1976, họ cuối cùng cũng có thể đưa Yak-38 vào sản xuất hàng loạt.

Các nhà thiết kế Liên Xô đã sử dụng Tumansky R-28 làm động cơ chính, đi kèm với RD-38 cung cấp lực nâng ban đầu. Yak-38 không có thông số kỹ thuật ấn tượng. Tốc độ bay tối đa của nó là 1.570 km/h, với trần bay 11 km và tầm hoạt động 1.287 km.

Các nhà thiết kế Liên Xô đã sử dụng Tumansky R-28 làm động cơ chính, đi kèm với RD-38 cung cấp lực nâng ban đầu. Yak-38 không có thông số kỹ thuật ấn tượng. Tốc độ bay tối đa của nó là 1.570 km/h, với trần bay 11 km và tầm hoạt động 1.287 km.

Sau đó, Liên Xô đã thử nghiệm Yak-38 trên mặt đất ở Afghanistan, các kỹ sư nhận ra nhược điểm chết người khi động cơ khuấy động bụi và mảnh vỡ, khi bị lọt vào cửa hút gió có thể làm chiếc phi cơ bốc cháy.

Sau đó, Liên Xô đã thử nghiệm Yak-38 trên mặt đất ở Afghanistan, các kỹ sư nhận ra nhược điểm chết người khi động cơ khuấy động bụi và mảnh vỡ, khi bị lọt vào cửa hút gió có thể làm chiếc phi cơ bốc cháy.

Động cơ cũng khá thất thường và không khởi động được trong điều kiện ẩm ướt của vùng biển có khí hậu ấm áp. Chiếc Yak-38 có thể vượt ngoài tầm kiểm soát của ngay cả những phi công giỏi nhất. Hệ thống cứu nạn đôi khi tự kích hoạt và đẩy phi công ra ngoài buồng lái.

Động cơ cũng khá thất thường và không khởi động được trong điều kiện ẩm ướt của vùng biển có khí hậu ấm áp. Chiếc Yak-38 có thể vượt ngoài tầm kiểm soát của ngay cả những phi công giỏi nhất. Hệ thống cứu nạn đôi khi tự kích hoạt và đẩy phi công ra ngoài buồng lái.

Yak-38 có thể mang theo 2 tấn vũ khí khi cất cánh thẳng đứng, điều này nghe có vẻ ấn tượng, nhưng máy bay chỉ có bốn điểm cứng dưới cánh. Do vậy, Yak-38 chỉ mang được một số lượng bom hạn chế, cùng với tên lửa không đối đất và không đối đất tầm ngắn được dẫn đường bằng tay.

Yak-38 có thể mang theo 2 tấn vũ khí khi cất cánh thẳng đứng, điều này nghe có vẻ ấn tượng, nhưng máy bay chỉ có bốn điểm cứng dưới cánh. Do vậy, Yak-38 chỉ mang được một số lượng bom hạn chế, cùng với tên lửa không đối đất và không đối đất tầm ngắn được dẫn đường bằng tay.

Nếu không có sĩ quan quản lý hệ thống vũ khí ở hàng ghế sau, những loại đạn này sẽ không thể phát huy tác dụng. Trong khi đó chiếc Harrier mang theo những vũ khí mạnh mẽ hơn nhiều. Đáng chú ý, Yak-38 còn không có radar, khiến vai trò và khả năng của nó bị thu hẹp.

Nếu không có sĩ quan quản lý hệ thống vũ khí ở hàng ghế sau, những loại đạn này sẽ không thể phát huy tác dụng. Trong khi đó chiếc Harrier mang theo những vũ khí mạnh mẽ hơn nhiều. Đáng chú ý, Yak-38 còn không có radar, khiến vai trò và khả năng của nó bị thu hẹp.

Bất chấp những vấn đề này, Liên Xô đã chế tạo được 231 chiếc Yak-38, nhưng chiếc chiến đấu cơ nói trên liên tục mất điểm do gặp nhiều sự cố kỹ thuật đi kèm với tai nạn và rủi ro khi hoạt động.

Bất chấp những vấn đề này, Liên Xô đã chế tạo được 231 chiếc Yak-38, nhưng chiếc chiến đấu cơ nói trên liên tục mất điểm do gặp nhiều sự cố kỹ thuật đi kèm với tai nạn và rủi ro khi hoạt động.

Moskva đã cố gắng sử dụng Yak-38 ở Afghanistan vào những năm 1980, nhưng nó cần một máy bay quan sát phía trước để hướng dẫn tới các mục tiêu mặt đất và cũng để hỗ trợ trên không, điều này tạo ra sự cồng kềnh không cần thiết.

Moskva đã cố gắng sử dụng Yak-38 ở Afghanistan vào những năm 1980, nhưng nó cần một máy bay quan sát phía trước để hướng dẫn tới các mục tiêu mặt đất và cũng để hỗ trợ trên không, điều này tạo ra sự cồng kềnh không cần thiết.

Yak-38 rất phức tạp và nguy hiểm khi bay, nó cơ động chậm và có phạm vi hạn chế với hiệu quả tác chiến thấp. Chiếc tiêm kích này chỉ mang được một số lượng hạn chế các hệ thống vũ khí không phức tạp.

Yak-38 rất phức tạp và nguy hiểm khi bay, nó cơ động chậm và có phạm vi hạn chế với hiệu quả tác chiến thấp. Chiếc tiêm kích này chỉ mang được một số lượng hạn chế các hệ thống vũ khí không phức tạp.

Trong khi đó, đối thủ của nó - chiếc Harrier tiếp tục là một máy bay hiệu quả. Phiên bản AV-8B Harrier II mà Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng đã đạt được thành công đặc biệt lớn.

Trong khi đó, đối thủ của nó - chiếc Harrier tiếp tục là một máy bay hiệu quả. Phiên bản AV-8B Harrier II mà Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng đã đạt được thành công đặc biệt lớn.

AV-8B thực hiện gần 3.400 phi vụ trong Chiến dịch Bão táp sa mạc và lập kỷ lục phục vụ lâu dài trong các cuộc xung đột sau đó ở Trung Đông và Nam Á. Harrier II có thể mang số lượng vũ khí gấp đôi Yak-38 và có tầm hoạt động gần gấp ba lần.

AV-8B thực hiện gần 3.400 phi vụ trong Chiến dịch Bão táp sa mạc và lập kỷ lục phục vụ lâu dài trong các cuộc xung đột sau đó ở Trung Đông và Nam Á. Harrier II có thể mang số lượng vũ khí gấp đôi Yak-38 và có tầm hoạt động gần gấp ba lần.

Đối với Yak-38, Nga đã từ bỏ chương trình này và cho ngừng hoạt động loại máy bay phản lực VTOL nói trên vào năm 1991. Các tàu sân bay lớp Kiev của Nga cũng không còn nữa - chúng bị loại bỏ hoặc bán ra nước ngoài.

Đối với Yak-38, Nga đã từ bỏ chương trình này và cho ngừng hoạt động loại máy bay phản lực VTOL nói trên vào năm 1991. Các tàu sân bay lớp Kiev của Nga cũng không còn nữa - chúng bị loại bỏ hoặc bán ra nước ngoài.

Yak-38 đã trở thành một sự lãng phí tiền bạc, thời gian và công sức, nó vô dụng trong không chiến và yểm trợ hỏa lực. Kết cục là Liên Xô/Nga chưa bao giờ chế tạo hàng loạt một máy bay phản lực VTOL nào khác

Yak-38 đã trở thành một sự lãng phí tiền bạc, thời gian và công sức, nó vô dụng trong không chiến và yểm trợ hỏa lực. Kết cục là Liên Xô/Nga chưa bao giờ chế tạo hàng loạt một máy bay phản lực VTOL nào khác

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tiem-kich-cat-ha-canh-thang-dung-yak-38-cau-tra-loi-that-bai-cua-lien-xo-truoc-chiec-harrier-anh-post506954.antd