Tiêm kích F-16 có chịu tổn thất sau khi vào Ukraine tham chiến?

Những ngày gần đây, vấn đề chiến đấu cơ F-16 của Ukraine lại làm nóng chiến trường Ukraine. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu chiến đấu cơ -16 có chịu tổn thất sau khi vào Ukraine tham chiến?

Máy bay chiến đấu F-16 có chịu tổn thất sau khi vào chiến trường Ukraine tham chiến? Theo phân tích của một số chuyên gia cho rằng, đánh giá tình hình hiện tại, sau khi có được máy bay chiến đấu F-16, ít nhất là trước khi tất cả các máy bay chiến đấu có nguồn gốc Liên Xô của Không quân Ukraine loại biên, thì khả năng máy bay chiến đấu F-16 bị tổn thất sẽ tương đối nhỏ.

Theo một số thông tin được tiết lộ trước đó, khi vào chiến trường Ukraine, lực lượng Không quân Ukraine sẽ chủ yếu sử dụng máy bay chiến đấu F-16 để thực hiện nhiệm vụ phòng không và tấn công mặt đất.

Lưu ý rằng nhiệm vụ phòng không được đề cập ở đây, chủ yếu là đánh chặn tên lửa hành trình cận âm của Nga và máy bay không người lái cảm tử Geran-2. Trong khi nhiệm vụ tấn công mặt đất là phóng tên lửa tầm xa như Storm Shadow: Mỹ vẫn chưa cung cấp tên lửa không đối không tầm xa cho Ukraine, nhưng hiện tại lãnh đạo Mỹ đang cân nhắc.

Nếu Ukraine mang F-16 để tranh giành ưu thế trên không với lực lượng không quân chiến thuật Nga ở tiền tuyến, hoặc mang bom lượn có điều khiển JDAM-ER đi thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất, thì sẽ nguy hiểm hơn nhiều.

Lưu ý lực lượng không quân chiến thuật Nga thực sự không phải là đối thủ tầm thường, khi họ vừa bắn hạ chiếc máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27 của Ukraine, được điều khiển bởi một phi công kỳ cựu cách đây vài ngày.

Mặc dù hệ thống phòng không tầm xa S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 của Nga tiếp tục chịu tổn thất trong cuộc chiến này, đặc biệt là trong những ngày gần đây, Quân đội Ukraine vẫn thường xuyên sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS để tấn công các trận địa phòng không S-400 của Nga.

Mặc dù hệ thống phòng không tầm xa S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 của Nga tiếp tục chịu tổn thất trong cuộc chiến này, đặc biệt là trong những ngày gần đây, Quân đội Ukraine vẫn thường xuyên sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS để tấn công các trận địa phòng không S-400 của Nga.

Ước tính, trong quá trình chuẩn bị cho sân bay tiêm kích F-16, hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích Su-35 cũng đạt được nhiều kết quả, buộc lực lượng Không quân Ukraine chỉ phải hoạt động ở độ cao thấp và độ cao cực thấp.

Ước tính, trong quá trình chuẩn bị cho sân bay tiêm kích F-16, hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích Su-35 cũng đạt được nhiều kết quả, buộc lực lượng Không quân Ukraine chỉ phải hoạt động ở độ cao thấp và độ cao cực thấp.

Tất nhiên, điều này cũng đúng với Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, ngoại trừ Belgorod và những nơi khác: Quân đội Ukraine không thể sử dụng hệ thống phòng không Patriot để tấn công máy bay chiến đấu Nga trên lãnh thổ Nga.

Vậy Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã chuẩn bị đối đầu với tiêm kích F-16 như thế nào? Video trên mạng cho thấy, tiêm kích đa năng Su-30SM2 của Nga đã bắt đầu lắp tên lửa không đối không tầm xa R-37M.

Ngoài ra hai loại chiến đấu cơ “siêu đánh chặn” Su-35S và MiG-31BM, có thể mang tên lửa không đối không tầm siêu xa với tầm bắn tối đa 300 km. Máy bay chiến đấu Su-35S đã sử dụng thành công tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37M để “bắn tỉa” nhiều máy bay chiến đấu Ukraine từ xa.

Ngoài ra hai loại chiến đấu cơ “siêu đánh chặn” Su-35S và MiG-31BM, có thể mang tên lửa không đối không tầm siêu xa với tầm bắn tối đa 300 km. Máy bay chiến đấu Su-35S đã sử dụng thành công tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37M để “bắn tỉa” nhiều máy bay chiến đấu Ukraine từ xa.

Chưa kể đến việc Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có nhiều phi công đẳng cấp, có kinh nghiệm chiến đấu. Trong quá trình chiến đấu, máy bay chiến đấu của Nga luôn nhận được sự hỗ trợ của các lực lượng trên không và mặt đất, nên có rất nhiều lợi thế.

Chưa kể đến việc Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có nhiều phi công đẳng cấp, có kinh nghiệm chiến đấu. Trong quá trình chiến đấu, máy bay chiến đấu của Nga luôn nhận được sự hỗ trợ của các lực lượng trên không và mặt đất, nên có rất nhiều lợi thế.

Tiêm kích F-16 sắp tham chiến sẽ cải thiện đáng kể tình thế bất lợi hiện tại của Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, đừng hy vọng rằng một vài, thậm chí vài chục chiếc tiêm kích F-16 là có thể giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến này, khi quy mô của lực lượng Không quân Nga gấp vài chục lần.

Tiêm kích F-16 sắp tham chiến sẽ cải thiện đáng kể tình thế bất lợi hiện tại của Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, đừng hy vọng rằng một vài, thậm chí vài chục chiếc tiêm kích F-16 là có thể giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến này, khi quy mô của lực lượng Không quân Nga gấp vài chục lần.

Mặc dù Nga đã thiệt hại nhiều máy bay chiến đấu và trực thăng cánh quay trong khoảng hai năm qua, nhưng lực lượng chủ lực của Không quân Nga vẫn rất mạnh và sẵn sàng có thể đối đầu với cả lực lượng của Không quân NATO hùng mạnh, chứ đừng nói gì tới mấy chiếc F-16 của Ukraine.

Mặc dù Nga đã thiệt hại nhiều máy bay chiến đấu và trực thăng cánh quay trong khoảng hai năm qua, nhưng lực lượng chủ lực của Không quân Nga vẫn rất mạnh và sẵn sàng có thể đối đầu với cả lực lượng của Không quân NATO hùng mạnh, chứ đừng nói gì tới mấy chiếc F-16 của Ukraine.

Về việc tiêm kích F-16 có bị bắn hạ hay không, chúng ta phải điều chỉnh lại tâm lý. Quân đội Nga thậm chí đã mất cả tiêm kích Su-35 và máy bay cảnh báo sớm A-50, vậy liệu Quân đội Ukraine cũng có thể thiệt hại máy bay chiến đấu F-16? Điều đó hoàn toàn xảy ra.

Về việc tiêm kích F-16 có bị bắn hạ hay không, chúng ta phải điều chỉnh lại tâm lý. Quân đội Nga thậm chí đã mất cả tiêm kích Su-35 và máy bay cảnh báo sớm A-50, vậy liệu Quân đội Ukraine cũng có thể thiệt hại máy bay chiến đấu F-16? Điều đó hoàn toàn xảy ra.

Năm 2018, một chiếc F-16 của Israel bị hệ thống phòng không Syria bắn hạ và rơi ở Israel, hai phi công nhảy dù thoát ra ngoài. Do vậy trên thế giới này, không có máy bay chiến đấu nào không thể bị bắn hạ, cũng như không có xe tăng nào không thể bị tiêu diệt, không có tàu chiến nào không thể bị đánh chìm và F-16 của Ukraine cũng vậy; chỉ là bị bắn hạ như thế nào mà thôi. (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, CNN).

Năm 2018, một chiếc F-16 của Israel bị hệ thống phòng không Syria bắn hạ và rơi ở Israel, hai phi công nhảy dù thoát ra ngoài. Do vậy trên thế giới này, không có máy bay chiến đấu nào không thể bị bắn hạ, cũng như không có xe tăng nào không thể bị tiêu diệt, không có tàu chiến nào không thể bị đánh chìm và F-16 của Ukraine cũng vậy; chỉ là bị bắn hạ như thế nào mà thôi. (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, CNN).

Tiến Minh (Theo NetEase)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-f-16-co-chiu-ton-that-sau-khi-vao-ukraine-tham-chien-1994774.html