Tiêm kích J-20 Trung Quốc xuất hiện giữa căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ

Mới đây, không ảnh vệ tinh đã bất ngờ phát hiện một chiếc tiêm kích tàng hình J-20 Chengdu của Trung Quốc xuất hiện tại căn cứ Thủy quân lục chiến Mỹ ở Bắc Carolina một cách vô cùng bí ẩn.

The Aviationist đưa tin, vào ngày 18/7 vừa qua, những hình ảnh vệ tinh mới nhất đã bất ngờ phát hiện một chiếc tiêm kích tàng hình J-20 Chengdu đang nằm ở bãi đáp phụ tại căn cứ của Thủy quân lục chiến Mỹ, bắc Carolina. Vụ việc đang thu hút rất lớn sự chú ý của giới truyền thông Mỹ. Ảnh: Hình ảnh vệ tinh về tiêm kích J-20 tại căn cứ Quân đội Mỹ.

The Aviationist đưa tin, vào ngày 18/7 vừa qua, những hình ảnh vệ tinh mới nhất đã bất ngờ phát hiện một chiếc tiêm kích tàng hình J-20 Chengdu đang nằm ở bãi đáp phụ tại căn cứ của Thủy quân lục chiến Mỹ, bắc Carolina. Vụ việc đang thu hút rất lớn sự chú ý của giới truyền thông Mỹ. Ảnh: Hình ảnh vệ tinh về tiêm kích J-20 tại căn cứ Quân đội Mỹ.

Trên thực tế, đây chỉ là một mô hình huấn luyện dựa trên thông số bên ngoài y như thật của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 tiên tiến hàng đầu Không quân Trung Quốc hiện nay - chiếc J-20 Chengdu. Tuy nhiên cho đến nay, các quan chức cấp cao của Thủy quân lục chiến Mỹ đã không cung cấp mục đích cụ thể của việc họ sở hữu mô hình toàn diện này. Ảnh: Một chiếc tiêm kích J-20 Chengdu của Trung Quốc.

Trên thực tế, đây chỉ là một mô hình huấn luyện dựa trên thông số bên ngoài y như thật của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 tiên tiến hàng đầu Không quân Trung Quốc hiện nay - chiếc J-20 Chengdu. Tuy nhiên cho đến nay, các quan chức cấp cao của Thủy quân lục chiến Mỹ đã không cung cấp mục đích cụ thể của việc họ sở hữu mô hình toàn diện này. Ảnh: Một chiếc tiêm kích J-20 Chengdu của Trung Quốc.

Lần đầu tiên người ta phát hiện sự có mặt của mô hình y như thật này là vào đầu tháng 12 năm 2018, khi nó xuất hiện tại sân bay Georgia của Mỹ. Thời điểm đó, bức ảnh chụp chiếc máy bay mô hình này được ghi nhận tại mặt đất, nó là bản sao hoàn hảo, toàn diện, đã ở Trung tâm Kiểm soát Không quân Mỹ trong một thời gian ngắn từ ngày 4 đến 6/12/2018. Ảnh: Mô hình chiếc tiêm kích J-20 được chụp lại hồi cuối năm 2018.

Lần đầu tiên người ta phát hiện sự có mặt của mô hình y như thật này là vào đầu tháng 12 năm 2018, khi nó xuất hiện tại sân bay Georgia của Mỹ. Thời điểm đó, bức ảnh chụp chiếc máy bay mô hình này được ghi nhận tại mặt đất, nó là bản sao hoàn hảo, toàn diện, đã ở Trung tâm Kiểm soát Không quân Mỹ trong một thời gian ngắn từ ngày 4 đến 6/12/2018. Ảnh: Mô hình chiếc tiêm kích J-20 được chụp lại hồi cuối năm 2018.

Còn theo tuyên bố của Bộ tư lệnh Giáo dục và Huấn luyện của Thủy quân lục chiến Mỹ thì cho biết, mô hình này nhằm mục đích đào tạo cho các học viên quen với hình dạng của chiếc tiêm kích hàng đầu Trung Quốc cũng như phát triển các cảm biến nhận dạng. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển phương án đối phó với các mối đe dọa tiềm năng của Mỹ trong tương lai. Ảnh: Bức ảnh so sánh tại không gian chụp chiếc mô hình J-20 và không gian tại sân bay của Mỹ, cho thấy rằng hai bức ảnh cùng chụp ở một nơi.

Còn theo tuyên bố của Bộ tư lệnh Giáo dục và Huấn luyện của Thủy quân lục chiến Mỹ thì cho biết, mô hình này nhằm mục đích đào tạo cho các học viên quen với hình dạng của chiếc tiêm kích hàng đầu Trung Quốc cũng như phát triển các cảm biến nhận dạng. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển phương án đối phó với các mối đe dọa tiềm năng của Mỹ trong tương lai. Ảnh: Bức ảnh so sánh tại không gian chụp chiếc mô hình J-20 và không gian tại sân bay của Mỹ, cho thấy rằng hai bức ảnh cùng chụp ở một nơi.

Việc Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng các loại máy bay của đối thủ để huấn luyện không phải là chuyện hiếm. Ví dụ như cũng trong năm 2018, Bộ tư lệnh huấn luyện đặc biệt Không quân và Mặt đất Mỹ đã từng đề xuất mua một trực thăng tấn công vũ trang Mi-24 do Nga sản xuất để có thể mô phỏng chiến đấu một cách chân thực, đồng thời Mỹ cũng đã sở hữu các chiến đấu cơ hạng nặng Su-27 với mục đích tương tự. Ảnh: Cận cảnh chiếc J-20 Chengdu mô hình do Mỹ chế tạo

Việc Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng các loại máy bay của đối thủ để huấn luyện không phải là chuyện hiếm. Ví dụ như cũng trong năm 2018, Bộ tư lệnh huấn luyện đặc biệt Không quân và Mặt đất Mỹ đã từng đề xuất mua một trực thăng tấn công vũ trang Mi-24 do Nga sản xuất để có thể mô phỏng chiến đấu một cách chân thực, đồng thời Mỹ cũng đã sở hữu các chiến đấu cơ hạng nặng Su-27 với mục đích tương tự. Ảnh: Cận cảnh chiếc J-20 Chengdu mô hình do Mỹ chế tạo

Tuy vậy, Mỹ sẽ chỉ mua những vũ khí đã qua trải nghiệm thực tế tính năng kỹ chiến thuật trên chiến trường, phát huy sức mạnh vượt trội, buộc Mỹ phải có được trong tay để nghiên cứu tường tận về nó. Trong khi đó, J-20 Chengdu mới chỉ được đưa vào biên chế Không quân giải phóng Trung Quốc cách đây không lâu, chưa có những trải nghiệm thực tế tuy nhiên Mỹ đã coi nó là mối đe dọa tiềm tàng, cho thấy người Mỹ đánh giá rất cao thiết kế này. Ảnh: Một tiêm kích tàng hình J-20 thao diễn kỹ thuật.

Tuy vậy, Mỹ sẽ chỉ mua những vũ khí đã qua trải nghiệm thực tế tính năng kỹ chiến thuật trên chiến trường, phát huy sức mạnh vượt trội, buộc Mỹ phải có được trong tay để nghiên cứu tường tận về nó. Trong khi đó, J-20 Chengdu mới chỉ được đưa vào biên chế Không quân giải phóng Trung Quốc cách đây không lâu, chưa có những trải nghiệm thực tế tuy nhiên Mỹ đã coi nó là mối đe dọa tiềm tàng, cho thấy người Mỹ đánh giá rất cao thiết kế này. Ảnh: Một tiêm kích tàng hình J-20 thao diễn kỹ thuật.

Các chuyên gia quân sự Mỹ phàn nàn rằng, chiếc tiêm kích J-20 mô hình này làm quá thiếu chính xác với việc sử dụng màu sơn đen, vốn là nguyên mẫu bay thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc, hiện nay các máy bay J-20 trong biên chế Không quân giải phóng Trung Quốc không sử dụng màu sơn này. Ảnh: Máy bay J-20 của Không quân Trung Quốc, có thể thấy, màu sơn máy bay không hề giống với mô hình do Mỹ chế tạo.

Các chuyên gia quân sự Mỹ phàn nàn rằng, chiếc tiêm kích J-20 mô hình này làm quá thiếu chính xác với việc sử dụng màu sơn đen, vốn là nguyên mẫu bay thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc, hiện nay các máy bay J-20 trong biên chế Không quân giải phóng Trung Quốc không sử dụng màu sơn này. Ảnh: Máy bay J-20 của Không quân Trung Quốc, có thể thấy, màu sơn máy bay không hề giống với mô hình do Mỹ chế tạo.

Ngoài ra, cánh đuôi của chiếc mô hình J-20 không thể di chuyển được, cũng như trông không giống với thực tế, đồng thời các càng và bánh đáp của mô hình cũng được chế tạo rất thiếu chính xác. Không thể hiểu được tại sao lại có những sự bất cẩn nghiêm trọng này. Dù vậy, đây cũng là một hiện tượng khá thú vị, Mỹ không những mô phỏng những loại vũ khí của Nga mà nay còn làm luôn cả vũ khí của đối thủ mới nổi Trung Quốc. Ảnh: Phía dưới thân của tiêm kích J-20 Chengdu.

Ngoài ra, cánh đuôi của chiếc mô hình J-20 không thể di chuyển được, cũng như trông không giống với thực tế, đồng thời các càng và bánh đáp của mô hình cũng được chế tạo rất thiếu chính xác. Không thể hiểu được tại sao lại có những sự bất cẩn nghiêm trọng này. Dù vậy, đây cũng là một hiện tượng khá thú vị, Mỹ không những mô phỏng những loại vũ khí của Nga mà nay còn làm luôn cả vũ khí của đối thủ mới nổi Trung Quốc. Ảnh: Phía dưới thân của tiêm kích J-20 Chengdu.

J-20 Chengdu là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo, có chuyến bay đầu tiên năm 2011 và đã phục vụ trong Không quân Trung Quốc từ năm 2017 cho đến nay. Máy bay có chiều dài 20.4m, sải cánh 13.5m, trọng lượng cất cánh tối đa 37.013kg, kíp lái 1 người. Ảnh: Cận cảnh khoang vũ khí trên J-20 Chengdu của Trung Quốc.

J-20 Chengdu là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo, có chuyến bay đầu tiên năm 2011 và đã phục vụ trong Không quân Trung Quốc từ năm 2017 cho đến nay. Máy bay có chiều dài 20.4m, sải cánh 13.5m, trọng lượng cất cánh tối đa 37.013kg, kíp lái 1 người. Ảnh: Cận cảnh khoang vũ khí trên J-20 Chengdu của Trung Quốc.

Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa Mach 2, tầm bay 6.000km, bán kính tác chiến 2.000km, trần bay 20.000m, tốc độ leo cao 304m/s. J-20 được trang bị các loại tên lửa hiện đại như PL-10 không đối không tầm ngắn hay PL-15 không đối không tầm xa tạo ưu thế lớn trước đối phương. Hiện nay, J-20 Chengdu đang là mẫu tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Trung Quốc. Ảnh: Cận cảnh khoang vũ khí của J-20 Chengdu với tên lửa PL-15 bên trong khoang và tên lửa PL-10 gắn bên ngoài.

Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa Mach 2, tầm bay 6.000km, bán kính tác chiến 2.000km, trần bay 20.000m, tốc độ leo cao 304m/s. J-20 được trang bị các loại tên lửa hiện đại như PL-10 không đối không tầm ngắn hay PL-15 không đối không tầm xa tạo ưu thế lớn trước đối phương. Hiện nay, J-20 Chengdu đang là mẫu tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Trung Quốc. Ảnh: Cận cảnh khoang vũ khí của J-20 Chengdu với tên lửa PL-15 bên trong khoang và tên lửa PL-10 gắn bên ngoài.

Video Phương tiện biến hình của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-j-20-trung-quoc-xuat-hien-giua-can-cu-thuy-quan-luc-chien-my-1411933.html