Trang Al Masdar News cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Thổ Nhĩ Kỳ MIM-23 Hawk đã tiêu diệt máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga tại địa điểm gần thành phố chiến lược Sirte.
Được biết khi đó chiếc MiG-29 đang thực hiện cuộc không kích nhằm vào các vị trí của lực lượng vũ trang do Ankara bảo trợ cũng như Quân đội Chính phủ thống nhất quốc gia Libya (GNA).
Hậu quả của một vụ trúng tên lửa trực diện, chiếc máy bay chiến đấu đã bị thiệt hại nghiêm trọng và không thể tiếp cận sân bay, nó rơi cách căn cứ khoảng 45 km.
Truyền thông cho biết, phi công điều khiển đã được trực thăng của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) cứu khi họ khẩn cấp đến địa điểm anh ta nhảy dù.
“Tôi đã phải kích hoạt ghế phóng và thoát ly khỏi máy bay từ cự ly cách căn cứ 45 km sau khi nó bị trúng đạn. Tôi đã tách khỏi dù và đợi người đến cứu”.
“Tôi sẽ xuống thung lũng và tôi để lại mọi thứ đã xảy ra đối với mình”, viên phi công bị bắn rơi nói trên đoạn băng ghi hình do anh ta thực hiện.
Với vụ rơi máy bay chiến đấu MiG-29 nói trên, đây là tổn thất nghiêm trọng đầu tiên được biết đến của Lực lượng - Hàng không Vũ trụ Nga tại chiến trường Libya kể từ khi họ bắt đầu tham chiến.
Trước đó có nhiều thông tin về việc tiêm kích Nga có mặt tại Libya để trợ giúp minh LNA, đặc biệt là từ Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) của quân độ Mỹ, nhưng đây là bằng chứng đầu tiên xác thực về việc này.
Máy bay tiêm kích MiG-29 khi đó đang được sử dụng vào mục đích gì thì phi công quay video không tường trình, trong khi đó anh ta cũng không thông báo chính xác vị trí nơi chiếc máy bay chiến đấu bị bắn rơi.
Cho đến nay không có bình luận chính thức về vấn đề này từ cả hai phía tham chiến, nhưng có thể thấy rằng tình hình xung quanh thành phố cảng chiến lược Sirte đang trở nên ngày một nóng bỏng hơn.
Ngoài ra diễn biến trên cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra cách đối phó hiệu quả với chiến đấu cơ Nga chỉ bằng một tổ hợp tên lửa phòng không đã bị đánh giá là lạc hậu như MIM-23 Hawk.
Không chỉ có vậy, Ankara còn bắt đầu triển khai các hệ thống phòng không S-125-2D (Pechora-2D) hiện đại hơn nhiều so với MIM-23 Hawk, vũ khí trên do Ukraine nâng cấp và bàn giao cho họ.
Các chiến đấu cơ MiG-29 và Su-24 được dự báo sẽ gặp phải muôn vàn khó khăn trong thời gian sắp tới, khi chúng chủ yếu vẫn sử dụng vũ khí không điều khiển, yêu cầu phải hạ độ cao thấp để ném bom.
Ngoài tiêm kích MiG-29, mới đây còn xuất hiện hình ảnh cho thấy tổ hợp tác chiến điện tử tối tân Groza-S do Belarus sản xuất, đã phải lên tàu vận tải Nga hồi hương để sửa chữa sau khi chịu hư hỏng nặng trên chiến trường.
Những gì xảy ra tại Libya cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang chiếm thế thượng phong, với sự ủng hộ từ Algeria và một vài quốc gia khác ở châu Phi, Ankara có thể giải quyết nhanh chiến trường trong thời gian ngắn sắp tới.
Bạch Dương