Tiêm kích Mỹ và Trung Quốc kết hợp tạo thành 'xương sống' của Không quân Iran

Với chiến đấu cơ Mỹ, quân đội Iran sử dụng vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Còn với tiêm kích Trung Quốc, Iran thường coi chúng như các máy bay chiến đấu đa năng, thực hiện nhiều nhiệm vụ rất phong phú.

Hai loại chiến đấu cơ Mỹ và Trung Quốc nguy hiểm hàng đầu trong biên chế của Không quân Iran hiện tại là các tiêm kích F-14 Tomcat và Thành Đô J-7. Nguồn ảnh: DEFA.

Hai loại chiến đấu cơ Mỹ và Trung Quốc nguy hiểm hàng đầu trong biên chế của Không quân Iran hiện tại là các tiêm kích F-14 Tomcat và Thành Đô J-7. Nguồn ảnh: DEFA.

Trong đó, các chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Mỹ được xem là đặc biệt nguy hiểm trong tay Không quân Iran. Lực lượng quân đội Iran hiện cũng đang sử dụng chiến đấu cơ F-14 Tomcat vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Nguồn ảnh: DEFA.

Trong đó, các chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Mỹ được xem là đặc biệt nguy hiểm trong tay Không quân Iran. Lực lượng quân đội Iran hiện cũng đang sử dụng chiến đấu cơ F-14 Tomcat vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Nguồn ảnh: DEFA.

Theo nhiều nguồn tin, Iran hiện đang có từ 40 cho tới 43 chiếc F-14 Tomcat còn đang hoạt động được. Trước khi Cách mạng Hồi giáo Iran nổ ra, nước này từng sở hữu tới 79 chiếc Tomcat. Nguồn ảnh: DEFA.

Theo nhiều nguồn tin, Iran hiện đang có từ 40 cho tới 43 chiếc F-14 Tomcat còn đang hoạt động được. Trước khi Cách mạng Hồi giáo Iran nổ ra, nước này từng sở hữu tới 79 chiếc Tomcat. Nguồn ảnh: DEFA.

Mặc dù từ năm 1980 Iran đã bị Mỹ cấm vận, tuy nhiên quốc gia này vẫn bằng một cách nào đó tiếp tục nâng cấp, bảo dưỡng và sử dụng tiêm kích F-14 Tomcat trong biên chế, bất chấp việc loại máy bay này cần rất nhiều linh kiện thay thế. Nguồn ảnh: DEFA.

Mặc dù từ năm 1980 Iran đã bị Mỹ cấm vận, tuy nhiên quốc gia này vẫn bằng một cách nào đó tiếp tục nâng cấp, bảo dưỡng và sử dụng tiêm kích F-14 Tomcat trong biên chế, bất chấp việc loại máy bay này cần rất nhiều linh kiện thay thế. Nguồn ảnh: DEFA.

Các phiên bản F-14 Tomcat mà Iran đang sở hữu là phiên bản F-14A. Phiên bản này bị cắt giảm đôi chút so với phiên bản gốc để hạn chế khả năng của không quân Iran trong quá khứ. Nguồn ảnh: DEFA.

Các phiên bản F-14 Tomcat mà Iran đang sở hữu là phiên bản F-14A. Phiên bản này bị cắt giảm đôi chút so với phiên bản gốc để hạn chế khả năng của không quân Iran trong quá khứ. Nguồn ảnh: DEFA.

Mặc dù vậy ở thời điểm hiện tại, việc vẫn duy trì và vận hành được một nửa đội bay F-14 dù đã bước qua tuổi 40 khiến không ít quốc gia phải thán phục Iran. Nguồn ảnh: DEFA.

Mặc dù vậy ở thời điểm hiện tại, việc vẫn duy trì và vận hành được một nửa đội bay F-14 dù đã bước qua tuổi 40 khiến không ít quốc gia phải thán phục Iran. Nguồn ảnh: DEFA.

Tiếp đến là Thành Đô J-7 - chiến đấu cơ đa năng được Trung Quốc sản xuất dựa trên thiết kế của MiG-21 của Liên Xô trước đây, hiện tại cũng đang là một trong những tiêm kích đa năng chủ lực của Iran. Nguồn ảnh: DEFA.

Tiếp đến là Thành Đô J-7 - chiến đấu cơ đa năng được Trung Quốc sản xuất dựa trên thiết kế của MiG-21 của Liên Xô trước đây, hiện tại cũng đang là một trong những tiêm kích đa năng chủ lực của Iran. Nguồn ảnh: DEFA.

Theo nhiều nguồn tin, Iran hiện chỉ sở hữu 24 chiến đấu cơ loại này trong biên chế lực lượng không quân Hồi giáo của mình. Nguồn ảnh: DEFA.

Theo nhiều nguồn tin, Iran hiện chỉ sở hữu 24 chiến đấu cơ loại này trong biên chế lực lượng không quân Hồi giáo của mình. Nguồn ảnh: DEFA.

Các chiến đấu cơ J-7 của Iran thuộc hai phiên bản N/MB. Tất nhiên là trong bối cảnh bị cấm vận như hiện tại, cũng rất khó để Iran có thể tiếp cận được với nguồn linh kiện, phụ tùng thay thế nhằm duy trì sức mạnh cho đội bay này. Nguồn ảnh: DEFA.

Các chiến đấu cơ J-7 của Iran thuộc hai phiên bản N/MB. Tất nhiên là trong bối cảnh bị cấm vận như hiện tại, cũng rất khó để Iran có thể tiếp cận được với nguồn linh kiện, phụ tùng thay thế nhằm duy trì sức mạnh cho đội bay này. Nguồn ảnh: DEFA.

Rất may cho Iran, MiG-21 từng là loại chiến đấu cơ cực kỳ phổ biến trong quá khứ. giới chuyên gia cho biết Iran hoàn toàn có đủ khả năng để "nhập lậu" linh kiện cho J-7 bằng cách tìm mua xác MiG-21 cũ bị nhiều nước trên thế giới loại biên. Nguồn ảnh: DEFA.

Rất may cho Iran, MiG-21 từng là loại chiến đấu cơ cực kỳ phổ biến trong quá khứ. giới chuyên gia cho biết Iran hoàn toàn có đủ khả năng để "nhập lậu" linh kiện cho J-7 bằng cách tìm mua xác MiG-21 cũ bị nhiều nước trên thế giới loại biên. Nguồn ảnh: DEFA.

Trong tương lai, Iran đang thúc đẩy quá trình tự sản xuất chiến đấu cơ nội địa trong nước dựa trên những kinh nghiệm tự sản xuất linh, phụ kiện, phụ tùng thay thế cho các chiến đấu cơ Mỹ trong quá khứ. Nguồn ảnh: DEFA.

Trong tương lai, Iran đang thúc đẩy quá trình tự sản xuất chiến đấu cơ nội địa trong nước dựa trên những kinh nghiệm tự sản xuất linh, phụ kiện, phụ tùng thay thế cho các chiến đấu cơ Mỹ trong quá khứ. Nguồn ảnh: DEFA.

Video Cận cảnh chiến đấu cơ F-14 Tomcat cánh cụp cánh xòe nổi danh một thời.

Khắc Đông

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-my-va-trung-quoc-ket-hop-tao-thanh-xuong-song-cua-khong-quan-iran-1378947.html