Tiêm kích Su-27 Mỹ mua của Ukraine biến mất bí ẩn

Có ý kiến cho rằng một số tiêm kích Su-27 đã được Mỹ cho 'hồi hương' trở lại Ukraine như hàng viện trợ quân sự.

Bảo tàng Quốc gia của Lực lượng Không quân Mỹ ở Dayton, Ohio, đã công bố bức ảnh về tiêm kích Su-27UB vừa được mua lại từ tháng 9/2023, và bây giờ đang nằm tại "phòng trưng bày thời kỳ Chiến tranh lạnh".

Bảo tàng Quốc gia của Lực lượng Không quân Mỹ ở Dayton, Ohio, đã công bố bức ảnh về tiêm kích Su-27UB vừa được mua lại từ tháng 9/2023, và bây giờ đang nằm tại "phòng trưng bày thời kỳ Chiến tranh lạnh".

Chiếc máy bay nói trên có số đăng ký N132SU và từng thuộc sở hữu của công ty quân sự tư nhân Pride Aircraft, Doanh nghiệp này vào những năm 1990 đã mua ít nhất hai chiếc Su-27UB ở Ukraine và sử dụng chúng trong "phiên bản phi quân sự".

Chiếc máy bay nói trên có số đăng ký N132SU và từng thuộc sở hữu của công ty quân sự tư nhân Pride Aircraft, Doanh nghiệp này vào những năm 1990 đã mua ít nhất hai chiếc Su-27UB ở Ukraine và sử dụng chúng trong "phiên bản phi quân sự".

Trước khi đưa chiếc tiêm kích Su-27UB mang số hiệu N132SU ra trưng bày, nhân viên bảo tàng đã phải mất rất nhiều thời gian để "sửa chữa" mẫu vật nói trên, trang The Drive cho biết.

Trước khi đưa chiếc tiêm kích Su-27UB mang số hiệu N132SU ra trưng bày, nhân viên bảo tàng đã phải mất rất nhiều thời gian để "sửa chữa" mẫu vật nói trên, trang The Drive cho biết.

Các nhà phân tích đã bị thu hút sự chú ý đến việc chiếc Su-27UB này trông lớn như thế nào không chỉ so với MiG-29 và MiG-23, mà còn so với các máy bay Mỹ chế tạo thời kỳ "Chiến tranh Lạnh".

Các nhà phân tích đã bị thu hút sự chú ý đến việc chiếc Su-27UB này trông lớn như thế nào không chỉ so với MiG-29 và MiG-23, mà còn so với các máy bay Mỹ chế tạo thời kỳ "Chiến tranh Lạnh".

Họ cũng gợi ý rằng, cho đến gần đây, máy bay Su-27UB do Pride Aircraft tùy ý sử dụng có thể được Quân đội Mỹ thuê theo chương trình FME (nghiên cứu công nghệ nước ngoài). Đồng thời, số phận của chiếc Su-27 khác mang số đăng ký N132SU vẫn chưa được biết.

Họ cũng gợi ý rằng, cho đến gần đây, máy bay Su-27UB do Pride Aircraft tùy ý sử dụng có thể được Quân đội Mỹ thuê theo chương trình FME (nghiên cứu công nghệ nước ngoài). Đồng thời, số phận của chiếc Su-27 khác mang số đăng ký N132SU vẫn chưa được biết.

Có dữ liệu từ các nguồn mở cho thấy Mỹ không chỉ mua hai chiếc Su-27 nói trên ở Ukraine vào những năm 1990 mà còn mua thêm một số máy bay loại này ở Belarus.

Có dữ liệu từ các nguồn mở cho thấy Mỹ không chỉ mua hai chiếc Su-27 nói trên ở Ukraine vào những năm 1990 mà còn mua thêm một số máy bay loại này ở Belarus.

Và trong bối cảnh đó, số phận của những chiếc Su-27 đang ở trên đất Mỹ đã gây thắc mắc, nhất là trong đó hiện chỉ có một chiếc được nhìn thấy làm mẫu vật trưng bày trong bảo tàng, điều này càng trở nên hấp dẫn hơn.

Và trong bối cảnh đó, số phận của những chiếc Su-27 đang ở trên đất Mỹ đã gây thắc mắc, nhất là trong đó hiện chỉ có một chiếc được nhìn thấy làm mẫu vật trưng bày trong bảo tàng, điều này càng trở nên hấp dẫn hơn.

Miễn là nguồn lực cho phép, Quân đội Mỹ sẽ cố gắng sử dụng các máy bay chiến đấu hiện có càng lâu càng tốt, bất kể chúng có nguồn gốc xuất xứ từ đâu trên thế giới.

Miễn là nguồn lực cho phép, Quân đội Mỹ sẽ cố gắng sử dụng các máy bay chiến đấu hiện có càng lâu càng tốt, bất kể chúng có nguồn gốc xuất xứ từ đâu trên thế giới.

Và điều này được chứng minh, chẳng hạn, qua lịch sử của máy bay tàng hình F-117, đã chính thức ngừng hoạt động cách đây hai thập kỷ, nhưng vẫn được sử dụng trong các cuộc tập trận để bắt chước chiến đấu cơ Nga, hoặc các nhiệm vụ khác.

Và điều này được chứng minh, chẳng hạn, qua lịch sử của máy bay tàng hình F-117, đã chính thức ngừng hoạt động cách đây hai thập kỷ, nhưng vẫn được sử dụng trong các cuộc tập trận để bắt chước chiến đấu cơ Nga, hoặc các nhiệm vụ khác.

Vì vậy, có vẻ như nguồn lực của một chiếc Su-27 mua trong quá khứ đã cạn kiệt đến mức tối đa, đạt tới trạng thái không thể bay được, vì vậy chúng được đưa vào trong bảo tàng sau khi đã chỉnh sửa vẻ ngoài.

Vì vậy, có vẻ như nguồn lực của một chiếc Su-27 mua trong quá khứ đã cạn kiệt đến mức tối đa, đạt tới trạng thái không thể bay được, vì vậy chúng được đưa vào trong bảo tàng sau khi đã chỉnh sửa vẻ ngoài.

Tuy nhiên số phận tương lai của những chiếc máy bay Su-27 khác nằm trong tay Không quân Mỹ có thể có một số lựa chọn, từ cách bình thường nhất là cho vào bảo tàng, đến cách bất thường hơn và đầy thú vị.

Tuy nhiên số phận tương lai của những chiếc máy bay Su-27 khác nằm trong tay Không quân Mỹ có thể có một số lựa chọn, từ cách bình thường nhất là cho vào bảo tàng, đến cách bất thường hơn và đầy thú vị.

Các lựa chọn thông thường như sau - tất cả những chiếc Su-27 hiện có khác sẽ được xử lý, nhưng Bảo tàng Không quân Mỹ chỉ muốn mua một chiếc máy bay loại này, còn những chiếc khác vẫn đang được cất giữ trong tình trạng "treo".

Các lựa chọn thông thường như sau - tất cả những chiếc Su-27 hiện có khác sẽ được xử lý, nhưng Bảo tàng Không quân Mỹ chỉ muốn mua một chiếc máy bay loại này, còn những chiếc khác vẫn đang được cất giữ trong tình trạng "treo".

Do không biết số phận những chiếc Su-27 còn lại ra sao, có ý kiến cho rằng không thể loại trừ khả năng một vài máy bay đã được hiện đại hóa, hay chí ít là sửa chữa khung thân, kéo dài số giờ hoạt động rồi trả lại Ukraine.

Do không biết số phận những chiếc Su-27 còn lại ra sao, có ý kiến cho rằng không thể loại trừ khả năng một vài máy bay đã được hiện đại hóa, hay chí ít là sửa chữa khung thân, kéo dài số giờ hoạt động rồi trả lại Ukraine.

Đây là viễn cảnh hoàn toàn khả thi, khi được biết trong thời gian qua Mỹ đã mua gom tiêm kích hệ Liên Xô trên khắp thế giới để hỗ trợ đồng minh, sẽ không ngạc nhiên nếu nhận định trên trở thành sự thực.

Đây là viễn cảnh hoàn toàn khả thi, khi được biết trong thời gian qua Mỹ đã mua gom tiêm kích hệ Liên Xô trên khắp thế giới để hỗ trợ đồng minh, sẽ không ngạc nhiên nếu nhận định trên trở thành sự thực.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tiem-kich-su-27-my-mua-cua-ukraine-bien-mat-bi-an-post556241.antd