Tiêm kích Su-30SM trở thành chiến đấu cơ chủ lực tiếp theo của Belarus?

Không quân Belarus tiếp nhận máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM đầu tiên từ Nga vào năm 2019 và có khả năng số lượng loại chiến đấu cơ này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, do Nga giúp Belarus tăng cường lực lượng cho sườn phía Tây.

 Tiêm kích Su-30SM là biến thể tiên tiến nhất của Su-30, đã được đưa vào phục vụ trong lực lượng không quân nhiều quốc gia trên thế giới; đồng thời phiên bản này cũng liên tục được hiện đại hóa. Hiện tại Su-30SM2 vẫn được Nga tiếp tục sản xuất, do đây là phiên bản có tính năng kỹ chiến thuật rất mạnh.

Tiêm kích Su-30SM là biến thể tiên tiến nhất của Su-30, đã được đưa vào phục vụ trong lực lượng không quân nhiều quốc gia trên thế giới; đồng thời phiên bản này cũng liên tục được hiện đại hóa. Hiện tại Su-30SM2 vẫn được Nga tiếp tục sản xuất, do đây là phiên bản có tính năng kỹ chiến thuật rất mạnh.

Chiến đấu cơ Su-27 (tiền thân của Su-30 hiện nay) cũng là loại máy bay chiến đấu mà Belarus được thừa kế khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, và số máy bay này được trang bị cùng với hai phi đội máy bay chiến đấu MiG-29 hạng nhẹ hơn, đã được Belarus hiện đại hóa.

Chiến đấu cơ Su-27 (tiền thân của Su-30 hiện nay) cũng là loại máy bay chiến đấu mà Belarus được thừa kế khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, và số máy bay này được trang bị cùng với hai phi đội máy bay chiến đấu MiG-29 hạng nhẹ hơn, đã được Belarus hiện đại hóa.

Vậy tương lai của phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Belarus sẽ như thế nào? Đây là vấn đề gây ra nhiều đồn đoán và tranh cãi, khi số máy bay MiG-29 của không quân nước này sẽ loại biên trong thập kỷ tới, do hết niên hạn sử dụng.

Vậy tương lai của phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Belarus sẽ như thế nào? Đây là vấn đề gây ra nhiều đồn đoán và tranh cãi, khi số máy bay MiG-29 của không quân nước này sẽ loại biên trong thập kỷ tới, do hết niên hạn sử dụng.

Là đối tác quốc phòng thân thiết duy nhất của Nga ở châu Âu và trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Minsk và phương Tây, sức mạnh Không quân Belarus để thực hiện cả nhiệm vụ phòng không và tấn công mặt đất, có ý nghĩa quan trọng đối với cán cân quyền lực trong khu vực và an ninh của cả Belarus lẫn của Nga.

Là đối tác quốc phòng thân thiết duy nhất của Nga ở châu Âu và trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Minsk và phương Tây, sức mạnh Không quân Belarus để thực hiện cả nhiệm vụ phòng không và tấn công mặt đất, có ý nghĩa quan trọng đối với cán cân quyền lực trong khu vực và an ninh của cả Belarus lẫn của Nga.

Nga và Belarus vào đầu năm 2021 đã ký hiệp định để thành lập ba trường đào tạo chung về hàng không quân sự; trong khi Quân đội Nga dường như đã ủng hộ việc đưa tiêm kích Su-30SM, triển khai đến lãnh thổ Belarus, để tham gia cuộc tập trận “Phương Tây 2021”.

Nga và Belarus vào đầu năm 2021 đã ký hiệp định để thành lập ba trường đào tạo chung về hàng không quân sự; trong khi Quân đội Nga dường như đã ủng hộ việc đưa tiêm kích Su-30SM, triển khai đến lãnh thổ Belarus, để tham gia cuộc tập trận “Phương Tây 2021”.

Khi các quốc gia thành viên NATO, cụ thể là láng giềng của Belarus, đã chuyển sang mua một thế hệ máy bay chiến đấu mới; một ví dụ đáng chú ý là việc Ba Lan đặt hàng máy bay chiến đấu tàng hình F-35A từ Mỹ và đây sẽ là sự đe dọa trực tiếp an ninh sườn phía Tây của Belarus.

Khi các quốc gia thành viên NATO, cụ thể là láng giềng của Belarus, đã chuyển sang mua một thế hệ máy bay chiến đấu mới; một ví dụ đáng chú ý là việc Ba Lan đặt hàng máy bay chiến đấu tàng hình F-35A từ Mỹ và đây sẽ là sự đe dọa trực tiếp an ninh sườn phía Tây của Belarus.

Trong bối cảnh như vậy, Belarus phải tính việc mua máy bay thay thế số MiG-29 của họ sắp loại biên; những chiến đấu cơ hạng nhẹ và hạng trung mà Belarus có thể lựa chọn là J-10C của Trung Quốc, MiG-35 (phiên bản cải tiến của MiG-29), hoặc thậm chí là chiến đấu cơ tàng hình Su-75 Checkmate sắp ra mắt.

Trong bối cảnh như vậy, Belarus phải tính việc mua máy bay thay thế số MiG-29 của họ sắp loại biên; những chiến đấu cơ hạng nhẹ và hạng trung mà Belarus có thể lựa chọn là J-10C của Trung Quốc, MiG-35 (phiên bản cải tiến của MiG-29), hoặc thậm chí là chiến đấu cơ tàng hình Su-75 Checkmate sắp ra mắt.

Nhưng với mối quan hệ chặt chẽ của Belarus và sự hội nhập ngày càng tăng với Quân đội Nga, thì việc mua máy bay chiến đấu không phải của Nga là điều rất khó xảy ra. Chưa nói chất lượng máy bay Trung Quốc khó có chỗ đứng trong lực lượng Không quân Belarus.

Nhưng với mối quan hệ chặt chẽ của Belarus và sự hội nhập ngày càng tăng với Quân đội Nga, thì việc mua máy bay chiến đấu không phải của Nga là điều rất khó xảy ra. Chưa nói chất lượng máy bay Trung Quốc khó có chỗ đứng trong lực lượng Không quân Belarus.

Trong khi đó, chương trình MiG-35 được sản xuất rất nhỏ giọt và giới chuyên gia nghi ngờ khả năng của nó, trong giao chiến với một thế hệ máy bay chiến đấu hiệu suất cao của phương Tây (như F-35 của Ba Lan); có nghĩa là MiG-35 có thể sẽ không được Belarus lựa chọn.

Trong khi đó, chương trình MiG-35 được sản xuất rất nhỏ giọt và giới chuyên gia nghi ngờ khả năng của nó, trong giao chiến với một thế hệ máy bay chiến đấu hiệu suất cao của phương Tây (như F-35 của Ba Lan); có nghĩa là MiG-35 có thể sẽ không được Belarus lựa chọn.

Hiện tại chương trình Su-75 của Nga vẫn đang trong giai đoạn đầu, chưa chế tạo được nguyên mẫu bay thử; thậm chí có một tương lai không chắc chắn và có thể chưa có máy bay để bán, trước khi Belarus cho loại biên số tiêm kích MiG-29 của họ.

Hiện tại chương trình Su-75 của Nga vẫn đang trong giai đoạn đầu, chưa chế tạo được nguyên mẫu bay thử; thậm chí có một tương lai không chắc chắn và có thể chưa có máy bay để bán, trước khi Belarus cho loại biên số tiêm kích MiG-29 của họ.

Do đó việc mua sắm các máy bay chiến đấu hạng nặng để thay thế MiG-29 vẫn là một khả năng đáng kể; đặc biệt là xét về tính tương đồng lớn hơn nhiều của chúng với các máy bay Su-30 mà Belarus đã có.

Do đó việc mua sắm các máy bay chiến đấu hạng nặng để thay thế MiG-29 vẫn là một khả năng đáng kể; đặc biệt là xét về tính tương đồng lớn hơn nhiều của chúng với các máy bay Su-30 mà Belarus đã có.

Su-30SM là loại máy bay chiến đấu hạng nặng, có chi phí khai thác ít tốn kém nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong lực lượng Không quân Nga. Đây là phương án tốt nhất mà Belarus có thể lựa chọn, để chọn chiến đấu cơ trong tương lai.

Su-30SM là loại máy bay chiến đấu hạng nặng, có chi phí khai thác ít tốn kém nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong lực lượng Không quân Nga. Đây là phương án tốt nhất mà Belarus có thể lựa chọn, để chọn chiến đấu cơ trong tương lai.

Belarus đã từng sử dụng 22 máy bay chiến đấu hạng nặng, cụ thể là Su-27; nhưng do loại chiến đấu cơ này, có nhu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành cao hơn Su-30SM, nên chúng được đưa vào niêm cất để giảm chi phí hoạt động của lực lượng Không quân.

Belarus đã từng sử dụng 22 máy bay chiến đấu hạng nặng, cụ thể là Su-27; nhưng do loại chiến đấu cơ này, có nhu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành cao hơn Su-30SM, nên chúng được đưa vào niêm cất để giảm chi phí hoạt động của lực lượng Không quân.

Năm 2019, Belarus nhận 12 chiếc Su-30 và hình thành sức mạnh chiến đấu của đất nước. Ưu điểm của Su-30SM so với Su-27 là có độ bền cao hơn đáng kể, hệ thống cảm biến và tác chiến điện tử mạnh hơn.

Năm 2019, Belarus nhận 12 chiếc Su-30 và hình thành sức mạnh chiến đấu của đất nước. Ưu điểm của Su-30SM so với Su-27 là có độ bền cao hơn đáng kể, hệ thống cảm biến và tác chiến điện tử mạnh hơn.

Đồng thời Su-30SM có khả năng sử dụng một loạt vũ khí mới bao gồm tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động Belarus và phạm vi tác chiến của tên lửa tấn công mặt đất và chống hạm cao hơn; mang lại tính linh hoạt cao hơn nhiều so với Su-27, vốn chuyên dụng trong không chiến.

Đồng thời Su-30SM có khả năng sử dụng một loạt vũ khí mới bao gồm tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động Belarus và phạm vi tác chiến của tên lửa tấn công mặt đất và chống hạm cao hơn; mang lại tính linh hoạt cao hơn nhiều so với Su-27, vốn chuyên dụng trong không chiến.

Mặc dù MiG-29 và Su-30 có trọng lượng khác nhau, nhưng việc mua Su-30 để thay thế MiG-29 là điều chưa từng xảy ra, kể cả trong Không quân Nga; khi họ chưa loại biên toàn bộ số máy bay chiến đấu MiG-29 của mình, để thay thế hoàn toàn bằng Su-30SM hoặc Su-30SM2.

Mặc dù MiG-29 và Su-30 có trọng lượng khác nhau, nhưng việc mua Su-30 để thay thế MiG-29 là điều chưa từng xảy ra, kể cả trong Không quân Nga; khi họ chưa loại biên toàn bộ số máy bay chiến đấu MiG-29 của mình, để thay thế hoàn toàn bằng Su-30SM hoặc Su-30SM2.

Nhưng với việc Nga có khả năng sẵn sàng cung cấp máy bay Su-30 với các điều khoản rất có lợi, hoặc thậm chí trên cơ sở cho vay, để tăng cường an ninh tập thể với Belarus, thì Su-30SM có thể có giá cả phải chăng hơn nhiều, so với bán cho các quốc gia khác. Và rất có khả năng, Su-30SM sẽ là chiến đấu cơ chủ lực của Belarus trong thời gian tới.

Nhưng với việc Nga có khả năng sẵn sàng cung cấp máy bay Su-30 với các điều khoản rất có lợi, hoặc thậm chí trên cơ sở cho vay, để tăng cường an ninh tập thể với Belarus, thì Su-30SM có thể có giá cả phải chăng hơn nhiều, so với bán cho các quốc gia khác. Và rất có khả năng, Su-30SM sẽ là chiến đấu cơ chủ lực của Belarus trong thời gian tới.

Tuy nhiên với ngân sách quốc phòng của Belarus vẫn còn thấp, khả năng mua được các máy bay cao cấp hơn như Su-30SM2, Su-35 hoặc Su-57 vẫn “rất mỏng manh”, nếu không có sự “hỗ trợ” gần như là “viện trợ không hoàn lại” của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên với ngân sách quốc phòng của Belarus vẫn còn thấp, khả năng mua được các máy bay cao cấp hơn như Su-30SM2, Su-35 hoặc Su-57 vẫn “rất mỏng manh”, nếu không có sự “hỗ trợ” gần như là “viện trợ không hoàn lại” của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích Su-30SM trong biên chế Không quân Vũ trụ Nga. Nguồn: Izv.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-su-30sm-tro-thanh-chien-dau-co-chu-luc-tiep-theo-cua-belarus-1592910.html