Tạp chí The Driver của Mỹ cho biết: Hệ thống nhiên liệu của máy bay tiêm kích ném bom siêu thanh của Lực lượng không quân vũ trụ Nga đã tạo nên những khả năng đặc biệt của dòng máy bay chiến đấu này.
Tác giả Thomas Newdick chia sẻ: “Khả năng mang theo khối lượng lớn nhiên liệu, thực hiện nhiều nhiệm vụ ở cự li rất xa mà vẫn không cần tiếp nhiên liệu trên không – những phẩm chất này đã tôn vinh cho tiêm kích - bom Su-34 là vị vua của dòng máy bay phản lực tốc độ cao”.
Máy bay Su-34 có thể mang theo 3 thùng nhiên liệu ở trên giá treo bên ngoài với tổng khối lượng đạt 18.000kg. Con số này tương đương 6 thùng nhiên liệu bên trong máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ.
Tiêm kích ném bom siêu thanh Su-34 có thể bay liên tục 3.000km, mang theo 6 quả bom, mỗi quả năng 500kg, 4 tên lửa loại không đối không và nhiều vũ khí bổ sung nữa. Máy bay Su-34 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự li 480km bên kia chiến tuyến.
Su-34 là máy bay tiêm kích ném bom, siêu thanh, đa năng. Chức năng chính của dòng máy bay này là: Tiêu diệt mục tiêu trong chiều sâu chiến thuật và chiến dịch của đối phương trong điều kiện hệ thống phòng không và thiết bị tác chiến điện tử hoạt động mạnh.
Ngoài ra, Su-34 còn có thể tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không của đối phương trong mọi điều kiện thời tiết, ngày cũng như đêm. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tác chiến không cần hộ tống của máy bay tiêm kích khác.
Năm 1986, phòng thiết kế Su khôi nhận được lệnh của bộ quốc phòng Liên Xô: phát triển dự án mang biệt danh T-10V, dựa trên nền tảng máy bay tiêm kích Su-27.
Chuyên gia thiết kế Rolland Martirosov được chỉ định là tổng công trình sư của dự án. Phiên bản mới phải đảm bảo các yếu tố: có tải trọng vũ khí lớn hơn, có tầm bay xa hơn. Có thể đảm đương những nhiệm vụ sau: Tiêu diệt các mục tiêu trên không, mục tiêu mặt đất, mặt nước của địch. Phá hủy cơ sở hạ tầng, chế áp thiết bị phòng không của đối phương.
Ngoài ra, loại tiêm kích mới này còn có thể thực hiện trinh sát, tác chiến trên không như một máy bay tiêm kích thông thường. Có thể hoạt động 24/24 trong mọi điều kiện thời tiết.
Năm 1992, với tên gọi là Su-32, phiên bản nâng cấp từ chiến đấu cơ Su-27 đã tham gia triển lãm hàng không tại Pháp.
Nền kinh tế Nga vào những năm 1990 gặp nhiều khó khăn, cho nên kế hoạch sản xuất hàng loạt Su-34 phải dừng lại. Phải đến 2006, nhà máy sản xuất máy bay Novosibirsk mang tên Chkalov mới cho xuất xưởng hai chiếc Su-34.
Ngày 25/12/2012, bộ quốc phòng Nga hợp đồng mua 100 chiếc tiêm kích ném bom chiến trường Su-34 của phòng thiết kế Sukhoi. Năm 2008, Nga đã sử dụng Su-34 để giải quyết xung đột tại Nam Ossetia. Ngoài nhiệm vụ chế áp điện tử hệ thống phòng không của Gruzia, máy bay Su-34 đã phá hủy hệ thống radar ở thành phố Gori.
Hiện nay, trong cuộc chiến chống khủng bố của Nga ở Syria, Su-34 đã tham gia tấn công các mục tiêu quan trọng của phiến quân, phá hủy hệ thống công sự kiên cố, các sở chỉ huy của đối phương. Tính đến cuối năm 2021, Lực lượng không quân vũ trụ Nga vẫn tiếp tục trang bị máy bay tiêm kích ném bom Su-34. Nguồn ảnh: Getty.
Lê Phi (theo Military)