Tiêm kích tàng hình F-35 'vô cùng thất thế' nếu cận chiến với tiêm kích Nga
F-35, tiêm kích chủ lực của Không quân Mỹ, sẽ thất thế lớn trong một cuộc cận chiến với các tiêm kích Nga.
Vào ngày 20/5/1967, 8 máy bay chiến đấu F-4C của Không quân Hoa Kỳ đang bay trên bầu trời miền Bắc Việt Nam khi họ phát hiện có tới 15 máy bay chiến đấu MiG-17 của Việt Nam cách đó không xa.
Sương mù và độ cao thấp của MiG đã ngăn F-4 phát hiện sớm máy bay phản lực Việt Nam. Các máy bay phản lực Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng, tạo thành một vành bánh xe quay vòng chặt chẽ, từng phi công bám đuôi người phía trước.
Khi những chiếc F-4 nặng nề cố gắng vượt thoát khỏi những chiếc MiG nhanh nhẹn, một phi công Việt Nam đã bắn hạ một trong những chiếc máy bay Mỹ bằng pháo, buộc hai phi công phải nhảy dù.
"Khả năng xoay vòng của MiG-17 thật tuyệt vời", một phi công F-4 nhớ lại sau đó. "Nhìn tận mắt mới tin điều này."
Không quân Mỹ cho rằng sẽ không có vấn đề gì nếu tiêm kích F-4 hoàn toàn mới của họ không tham gia vào một cuộc cận chiến. Họ nghĩ rằng thay vào đó, F-4 và các máy bay chiến đấu của Không quân và Hải quân Mỹ, luôn luôn tiêu diệt kẻ thù từ tầm xa, sử dụng tên lửa Sparrow và các tên lửa không đối không khác.
Đó là một giả định sai lầm và nguy hiểm khi có nhiều phi công Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam. Nhưng 53 năm sau, Không quân Mỹ lại giả định điều tương tự, đối với máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mới của họ, theo National Interest.
Vào tháng 1/2015, Không quân Mỹ đã để một chiếc F-35A tàng hình chống lại một tiêm kích F-16D đã 25 năm tuổi trong trận không chiến trận giả. F-35 tỏ ra quá chậm chạp để đánh bại F-16 trong một cuộc chiến quần vòng, theo báo cáo chính thức.
Nhưng Không quân Mỹ lại nói rằng đừng lo lắng. Công nghệ của F-35 được thiết kế để tiêu diệt kẻ thù từ khoảng cách xa, không nhất thiết là trong các tình huống cận chiến.
Niềm tin của Air Force vào chiến tranh trên không tầm xa đã chứng tỏ thảm họa ở Việt Nam. Có những lý do chính đáng để tin rằng nó sẽ thảm họa không kém trong lần đầu tiên phi đội F-35 mới tham gia một trận chiến thực thụ.
Nhưng chiếc F-35 mới của Mỹ, được thiết lập để trở thành máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân, kém hơn đáng kể trong một trận chiến ngay cả với một chiếc F-15, theo lời của phi công tham gia đánh trận giả hồi tháng 1/2015. Không quân Mỹ vẫn giữ quan điểm rằng F-35 tàng hình sẽ không bị phát hiện và bắn hạ máy bay địch từ xa.
Có lẽ điều đó đúng một phần. Có lẽ các đặc tính tàng hình của F-35 sẽ thực sự phát huy hiệu quả. Có lẽ tên lửa của nó sẽ không bắn trượt trong suốt thời gian đó. Có lẽ Nga sẽ không xuất khẩu Su-35 cho mọi nước quan tâm. Có lẽ Hoa Kỳ sẽ không gây ra một cuộc chiến toàn diện chống lại kẻ thù có nền công nghệ cao có thể vô hiệu hóa một vài lợi thế mà F-35 có.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu những dự đoán màu hồng của Mỹ hóa ra sai bét? Điều gì xảy ra nếu một thứ gì đó không hoạt động hoàn hảo và rồi các phi công F-35 thấy mình rơi vào tình huống cận chiến quần vòng với những chiếc Sukhoi hoặc MiG hoặc máy bay do Trung Quốc sản xuất?
“Nhiều phi công F-4 đã trả giá cho niềm tin mù quáng của không quân Mỹ bằng tự do hoặc thậm chí là mạng sống của họ”, tác giả David Axe viết trên National Interest.