Tiêm kích Yak-38 từng ở Việt Nam: Phi công Liên Xô nào cũng muốn lái thử!

Mặc dù tiêm kích Yak-38 là loại máy bay cực kỳ khó điều khiển và dễ xảy ra trục trặc, tuy nhiên mọi phi công tiêm kích chiến đấu của Liên Xô trong quá khứ đều muốn một lần được lái chiếc tiêm kích này.

Yak-38 là loại tiêm kích hạm đầu tiên và duy nhất của Liên Xô/Nga có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng từng được sử dụng trong biên chế lực lượng không quân. Nguồn ảnh: Pinterest.

Yak-38 là loại tiêm kích hạm đầu tiên và duy nhất của Liên Xô/Nga có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng từng được sử dụng trong biên chế lực lượng không quân. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đây cũng có thể coi là một trong những loại tiêm kích đầu tiên trên thế giới có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng được sử dụng trong biên chế. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đây cũng có thể coi là một trong những loại tiêm kích đầu tiên trên thế giới có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng được sử dụng trong biên chế. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thiết kế của Yak-38 cực kỳ sáng tạo và táo bạo. Máy bay được trang bị một động cơ nâng ở ngay sau khoang lái. Động cơ này được đặt hướng thẳng xuống đất giống như động cơ nâng trên chiếc F-35B sau này của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thiết kế của Yak-38 cực kỳ sáng tạo và táo bạo. Máy bay được trang bị một động cơ nâng ở ngay sau khoang lái. Động cơ này được đặt hướng thẳng xuống đất giống như động cơ nâng trên chiếc F-35B sau này của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, hai ống xả động cơ phía sau của máy bay cũng có khả năng gập 90 độ, chuyển luồng gió thổi từ động cơ hướng xuống đất - tạo khả năng cất cánh thẳng đứng cho máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, hai ống xả động cơ phía sau của máy bay cũng có khả năng gập 90 độ, chuyển luồng gió thổi từ động cơ hướng xuống đất - tạo khả năng cất cánh thẳng đứng cho máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo các chuyên gia quân sự, thiết kế của tiêm kích hạm Yak-38 là cực kỳ vượt thời đại, nhất là khi loại máy bay này được ra đời đầu thập niên 70 của thế kỷ trước - khi mà động cơ vec-tơ vẫn chưa xuất hiện. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo các chuyên gia quân sự, thiết kế của tiêm kích hạm Yak-38 là cực kỳ vượt thời đại, nhất là khi loại máy bay này được ra đời đầu thập niên 70 của thế kỷ trước - khi mà động cơ vec-tơ vẫn chưa xuất hiện. Nguồn ảnh: Pinterest.

Để có thể hoạt động được trên tàu sân bay của Liên Xô trong quá khứ, Yak-38 cũng được thiết kế với khả năng gập cánh. Thiết kế này cho phép giảm diện tích kho bãi trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Để có thể hoạt động được trên tàu sân bay của Liên Xô trong quá khứ, Yak-38 cũng được thiết kế với khả năng gập cánh. Thiết kế này cho phép giảm diện tích kho bãi trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, khi tàu sân bay Minsk được Liên Xô đóng theo lớp Kiev ghé thăm Việt Nam, các chiến đấu cơ Yak-38 cũng đã xuất hiện tại cảng Cam Ranh cùng hàng không mẫu hạm này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, khi tàu sân bay Minsk được Liên Xô đóng theo lớp Kiev ghé thăm Việt Nam, các chiến đấu cơ Yak-38 cũng đã xuất hiện tại cảng Cam Ranh cùng hàng không mẫu hạm này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mặc dù có thiết kế vượt thời đại, tuy nhiên Yak-38 cũng nổi tiếng là một chiếc tiêm kích "đỏng đảnh" và khó chiều. Loại máy bay này theo nhận xét của các cựu phi công Liên Xô là cực kỳ khó điều khiển, ngay cả với những tay lão luyện nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mặc dù có thiết kế vượt thời đại, tuy nhiên Yak-38 cũng nổi tiếng là một chiếc tiêm kích "đỏng đảnh" và khó chiều. Loại máy bay này theo nhận xét của các cựu phi công Liên Xô là cực kỳ khó điều khiển, ngay cả với những tay lão luyện nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.

Để phục vụ được cho Yak-38 cũng không phải là điều đơn giản, chiếc máy bay này đòi hỏi phải có một đường băng đặc biệt, chịu được sức nóng mà động cơ thổi ra khi cất - hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Để phục vụ được cho Yak-38 cũng không phải là điều đơn giản, chiếc máy bay này đòi hỏi phải có một đường băng đặc biệt, chịu được sức nóng mà động cơ thổi ra khi cất - hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong quá khứ, Yak-38 cũng gặp không ít lỗi nực cười với hệ thống tự động của mình. Ví dụ như một chiếc Yak-38 với ghế phóng tự động đã tự phóng phi công ra khỏi máy bay khi đang lơ lửng trên không. Tuy nhiên khi đó máy bay không hề bị lỗi, vẫn tiếp tục bay lơ lửng tại chỗ cho tới tận khi hết nhiên liệu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong quá khứ, Yak-38 cũng gặp không ít lỗi nực cười với hệ thống tự động của mình. Ví dụ như một chiếc Yak-38 với ghế phóng tự động đã tự phóng phi công ra khỏi máy bay khi đang lơ lửng trên không. Tuy nhiên khi đó máy bay không hề bị lỗi, vẫn tiếp tục bay lơ lửng tại chỗ cho tới tận khi hết nhiên liệu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Vào năm 1981, trong một chuyến bay huấn luyện chiến đấu, một tiêm kích hạm Yak-38 đã gặp nạn và rơi xuống vùng biển gần Côn Đảo của Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

Vào năm 1981, trong một chuyến bay huấn luyện chiến đấu, một tiêm kích hạm Yak-38 đã gặp nạn và rơi xuống vùng biển gần Côn Đảo của Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

Phi công trên máy bay đã được phóng ra ngoài và thoát hiểm an toàn, Liên Xô sau đó không công bố nguyên nhân xảy ra tai nạn với chiếc máy bay chiến đấu Yak-38 duy nhất rơi trong lãnh hải của Việt Nam này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Phi công trên máy bay đã được phóng ra ngoài và thoát hiểm an toàn, Liên Xô sau đó không công bố nguyên nhân xảy ra tai nạn với chiếc máy bay chiến đấu Yak-38 duy nhất rơi trong lãnh hải của Việt Nam này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Video Tròn mắt xem tiêm kích hạm Yak-38 hạ cánh trên hàng không mẫu hạm Liên Xô.

Khắc Đông

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-yak-38-tung-o-viet-nam-phi-cong-lien-xo-nao-cung-muon-lai-thu-1372874.html