Tiêm vaccine có giúp giảm các triệu chứng hậu Covid không?

Khi biến thể omicron mới có khả năng lây nhiễm cao lan rộng, gây ra số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến, các câu hỏi về hậu Covid càng trở nên cấp thiết.

NỘI DUNG:

1. Tiêm vaccine có giúp giảm các triệu chứng hậu Covid không?
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chưa được tiêm chủng và nhiễm Covid-19?

Khi nói đến Covid kéo dài hay còn gọi là hậu Covid, một tình trạng y tế trong đó các triệu chứng của Covid-19 tồn tại trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi bệnh khỏi hẳn, nhiều điều vẫn chưa rõ ràng.

1. Tiêm vaccine có giúp giảm các triệu chứng hậu Covid không?

Khi mới có khả năng lây nhiễm cao lan rộng, gây ra số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến, các câu hỏi về hậu Covid càng trở nên cấp thiết.

Vậy vaccine COVID-19 có thể giúp "những người mắc hậu Covid" hồi phục - hoặc ngăn chặn COVID kéo dài ở những người đã được chủng ngừa, những người phát triển các bệnh nhiễm trùng đột phá không?

Đã có các báo cáo về việc người mắc hậu Covid được tiêm phòng và sau đó các triệu chứng của họ đã khỏi (5) (và cũng có những người khác đã được tiêm phòng nhưng các triệu chứng hậu Covid của họ không có gì thay đổi).

Tiêm vaccine có giúp giảm các triệu chứng hậu Covid không? (Ảnh: Internet)

Tiêm vaccine có giúp giảm các triệu chứng hậu Covid không? (Ảnh: Internet)

Hay nói cách khác, các khảo sát này cho thấy "nhiều người" nhưng không phải là TẤT CẢ những người mắc Covid kéo dài sẽ có các phản ứng tích cực với việc chủng ngừa vaccine hậu Covid. Akiko Iwasaki, tiến sĩ , giáo sư sinh học miễn dịch và sinh học phân tử, tế bào tại Trường Y Yale ở New Haven, Connecticut cho biết:

"Có thể một số triệu chứng hậu Covid của họ đã biến mất nhưng vẫn có các triệu chứng khác nên đây không phải là cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng tuy nhiên, tùy từng người mà sẽ có sự cải thiện sau tiêm chủng".

Tiến sĩ Iwasaki được biết là điều tra viên chính của nghiên cứu đo lường những thay đổi trong phản ứng miễn dịch và các triệu chứng COVID kéo dài trước và sau khi tiêm chủng COVID-19. Nghiên cứu bao gồm tất cả ba loại vắc xin COVID-19 hiện có ở Hoa Kỳ: Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson's.

Bà cho biết, ngoài việc thu thập các thông tin về triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của bệnh nhân thì các nhà nghiên cứu còn thu thập các mẫu máu và nước bọt để tìm kiếm các thông tin về kháng thể và tế bào T (hai thành phần quan trọng trong phản ứng miễn dịch) với mục đích hiểu về cách phản ứng của mỗi người với vaccine như thế nào.

"Bằng cách làm điều này, chúng tôi có thể đánh giá một cách tương quan nhất những thay đổi trong phản ứng miễn dịch với những thay đổi mà người mắc Covid kéo dài đang gặp phải cùng các triệu chứng của họ".

Vậy lý giải như thế nào cho việc tiêm ngừa Covid-19 có vẻ giúp cải thiện ở một số người mắc hậu Covid?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được lý do tại sao vaccine dường như giúp giảm các triệu chứng Covid kéo dài ở một số người. Tuy nhiên, cũng có một vài giả thuyết được đặt ra. Bà Iwasaki nói: "Có thể tàn dư của virus đang tồn tại trong một số mô cơ thể dẫn tới tình trạng viêm mãn tính. Nếu đúng như vậy thì kháng thể và tế bào T rất mạnh mà vaccine tại ra có thể loại bỏ mầm bệnh hoặc ổ chứa virus".

Lý giải như thế nào cho việc tiêm ngừa Covid-19 có vẻ giúp cải thiện ở một số người mắc hậu Covid? (Ảnh: Internet)

Lý giải như thế nào cho việc tiêm ngừa Covid-19 có vẻ giúp cải thiện ở một số người mắc hậu Covid? (Ảnh: Internet)

Một khả năng khác là nhiễm trùng do Covid-19 có thể kích hoạt phản ứng tự miễn dịch trong cơ thể. "Nếu điều đó xảy ra, vaccine có thể khiến mọi người cảm thấy tốt hơn nhờ việc nó tạo ra một số loại cytokine có thể tác động tới các tế bào này. Trong trường hợp đó, việc cải thiện các triệu chứng rất có thể chỉ là tạm thời vì những cytokine đó không tồn tại lâu", TS Iwasaki giải thích thêm.

Tiêm vaccine có giúp giảm các triệu chứng hậu Covid nếu như bạn bị nhiễm trùng đột phá không?

Mặc dù tiêm chủng làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 nhưng không rõ liệu nó có bảo vệ bạn khỏi hậu Covid nếu bạn nhiễm bệnh hay không. Vẫn có những nghiên cứu trái ngược về vấn đề này và cần được bổ sung thêm các nghiên cứu để làm rõ hơn.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet vào tháng 9 năm 2021 (6) cho thấy, những người được tiêm chủng đầy đủ sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm trùng đột phá hơn 49% so với những người không được tiêm chủng báo cáo về các triệu chứng hậu Covid.

Mặc khác, một nghiên cứu trên medRxiv ngày 8 tháng 11 năm 2021 thực hiện trên 9.000 người tham gia khảo sát đã được tiêm chủng Covid-10 thì không cho kết quả về việc giảm nguy cơ mắc Covid kéo dài sau khi tiêm vaccine.

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chưa được tiêm chủng và nhiễm Covid-19?

Ts Iwasaki cho biết, "Đã có nghiên cứu cho thấy rằng ở những người chưa được tiêm vaccine và nhiễm Covid-19, nếu họ được tiêm vaccine đủ sớm thì nguy cơ mắc Covid kéo dài của họ sẽ giảm xuống" (7).

"Họ phát hiện ra rằng những người tiêm vaccine từ 0 đến 4 tuần sau khi tiêm COVID-19 có nguy cơ mắc COVID kéo dài thấp hơn nhiều so với những người tiêm vaccine muộn hơn”.

Chúng ta cần tiêm vaccine Covid-19, ngay cả khi bạn đã bị nhiễm bệnh, điều này không chỉ giúp ngăn ngừa tái nhiễm mà còn để giảm nguy cơ mắc hậu Covid (Ảnh: Internet)

Chúng ta cần tiêm vaccine Covid-19, ngay cả khi bạn đã bị nhiễm bệnh, điều này không chỉ giúp ngăn ngừa tái nhiễm mà còn để giảm nguy cơ mắc hậu Covid (Ảnh: Internet)

Tuy vậy các chuyên gia vẫn thống nhất rằng "Chúng ta cần tiêm vaccine Covid-19, ngay cả khi bạn đã bị nhiễm bệnh, điều này không chỉ giúp ngăn ngừa tái nhiễm mà còn để giảm nguy cơ mắc hậu Covid".

Tóm lại, khi các chương trình tiêm chủng tiếp tục, các nhà nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về cách vaccine và các biến thể ảnh hưởng đến tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng COVID kéo dài. Cũng có thể việc tiêm phòng có thể giúp giảm COVID kéo dài ở những người đã mắc bệnh.

Nguồn dịch tham khảo:

1. Do vaccines protect against long COVID? What the data say

2. Vaccination reduces chance of getting long Covid, studies find

3. Can Vaccination Protect You From Long COVID?

4. What We Do and Don’t Know About Long COVID and Long-Haulers

Allen

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/tiem-vaccine-co-giup-giam-cac-trieu-chung-hau-covid-khong-41202221214021726.htm