'Tiên dược' giúp thọ trăm tuổi, cả đời không bị ung thư mà ít ai rõ
Khoai môn là loại thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình, thường sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt nó còn có những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Khoai môn (hay còn được gọi là môn ngọt), có tên khoa học là Colocasia esculenta (L.) Schott, một loài cây thuộc họ Ráy (Araceae).
Khoai môn có thể cung cấp các chất như đạm, tinh bột, chất xơ, kali, các loại vitamin A, C, B, E… cho cơ thể, giúp chống lại các chất gây lão hóa, làm gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng. Chỉ 100g khoai môn có thể cung cấp tới 109 kcal với một lượng dinh dưỡng phong phú cùng vitamin.
Ngoài vitamin, chất xơ…, khoai môn còn chứa rất nhiều khoáng chất như magnesium, phosphorus, potassium (kali). Potassium rất quan trọng cho sự điều hòa chức năng tim và huyết áp. Magnesium thì giúp chuyển hóa mỡ, chất béo, protein và tăng cường miễn dịch. Magnesium cũng rất cần thiết cho những hoạt động chức năng tế bào.
Bên cạnh đó, khoai môn còn giúp chúng ta kiểm soát trọng lượng cơ thể, cải thiện sự vận động của đường ruột, vì thế rất có hiệu quả trong việc giảm cân. Ngoài ra, nó cũng có khả năng chống oxy hóa rất cao.
Công dụng tuyệt vời của khoai môn:
Tốt cho phụ nữ mang thai
Chất magie có trong khoai môn rất cần thiết cho sức khỏe của xương và chức năng của hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch. Nó giúp huyết áp trong máu bình thường, đồng thời điều tiết lượng đường trong máu. Chất magie trong củ khoai môn cũng giúp bạn giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Một người mỗi ngày cần khoảng 310 mg magie.
Phòng tránh và ngăn ngừa ung thư
Trong cuốn sách “Sổ tay sử dụng các món ăn phòng chống ung thư” (实用抗癌药物手册) ghi chép rằng: “Khoai môn chữa bệnh ung thư tuyến giáp, ung thư gan, ung thư hạch bạch huyết, mỗi ngày dùng 15-30 gram nấu chín rồi ăn”.
Trường hợp bệnh nhân mắc các loại ung thư khác nhau, với các hạch bạch huyết hoặc di căn nên ăn khoai môn với một lượng thích hợp để kiểm soát và khống chế sự di căn của các hạch bạch huyết.
Trong nghiên cứu của Y học Trung Quốc cho rằng, khoai môn có thể hỗ trợ điều trị bệnh ruột kết, dạ dày, ruột rộng, táo bón, giải độc, bổ thận, làm tiêu sưng và đau, làm giảm tắc nghẽn dạ dày và lá lách, thông hoạt khí, đờm, và các triệu chứng khác.
Do giá trị dinh dưỡng phong phú có thể tăng cường chức năng miễn dịch, phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư, được sử dụng như là một thực phẩm chủ yếu. Khoai môn có vai trò lớn trong điều trị hỗ trợ trong phẫu thuật ung thư hoặc xạ trị sau phẫu thuật, hóa trị liệu và phục hồi chức năng.
Điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu
Một bát nhỏ khoai môn có chứa khoảng 40mg chất magie. Đây là chất cần thiết cho sức khỏe của xương và chức năng của hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch. Nó cũng giúp huyết áp trong máu bình thường, đồng thời điều tiết lượng đường trong máu. Chất magie trong củ khoai môn cũng giúp bạn giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Một người mỗi ngày cần khoảng 310 mg magie.
Chữa bệnh đái tháo đường
Đối với người bị đái tháo đường thương phải cữ rất nhiều trong ăn uống, thì khoai môn lại là một lựa chọn thích hợp. Tuy chứa nhiều tinh bột, nhưng lượng đường có trong khoai môn lại thấp nên khi dùng ở mức vừa phải, người bị bệnh đái tháo đường không sợ bị tăng đường huyết. Ngoài ra, trong khoai môn còn rất nhiều vitamin A vốn rất tốt trong việc ổn định nồng độ đường trong máu.
Tốt cho người ăn kiêng
Những người đang ăn nên bổ sung thêm khoai môn vào khẩu phần ăn hàng ngày vì loại củ này không cung cấp chất béo, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân khá hiệu quả.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Khoai môn rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có với hệ tiêu hóa. Theo chuyên gia dinh dưỡng, cứ một chén khoai môn luộc 132 g sẽ cung cấp 7 g chất xơ (chiếm 27% lượng chất xơ được đề nghị cho cơ thể hằng ngày). Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cholesterol. Vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón ăn khoai môn thường xuyên sẽ cải thiện rõ rệt.
Cách chọn và ăn khoai đúng cách
- Cần rửa sạch vỏ, vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.
- Không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất tốt tồn tại ở sát lớp vỏ của củ.
- Đối với người có da nhạy cảm, khi gọt khoai nên đeo găng để không bị ngứa.
- Lưu ý:
Cần tránh nhầm lẫn khoai sọ với khoai môn. Khoai sọ có kích thước nhỏ, tròn trịa còn khoai môn củ lớn hơn, hơi dài chứ không tròn. Khi ăn nên chọn những củ có kích thước vừa. Bổ ra, bên trong màu trắng đục, xuất hiện thêm nhiều vân tím thì đó là những củ khoai môn thơm ngon và nhiều bột.