Tiền Giang: Công tác tín dụng chính sách đã góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững

Phát biểu kết luận buổi làm việc với Tỉnh ủy Tiền Giang về tình hình quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) theo Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH' và Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW vào chiều 8-6, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An cho rằng, việc triển khai học tập, quán triệt các quan điểm lớn trong Chỉ thị 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW được tỉnh Tiền Giang triển khai kịp thời, đồng bộ và khá toàn diện.

Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

Kết quả thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh đối với hoạt động tín dụng chính sách được tăng cường, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, vừa là lâu dài của tỉnh; đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, vừa sâu sát, vừa cụ thể.

Công tác giảm nghèo đạt kết quả tốt. Việc bố trí và huy động nguồn vốn tín dụng chính sách đạt kết quả tốt, hiệu quả sử dụng ngày càng được nâng lên.

Công tác quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội ngày càng được nâng lên; mối quan hệ của các đơn vị có liên quan được phối hợp nhịp nhàng, thường xuyên, có hiệu quả.

Hệ thống ngân hàng chính sách được quan tâm, đội ngũ cán bộ ngân hàng có trách nhiệm, tận tâm, tận lực phục vụ.

Đảng bộ Tiền Giang đã lãnh đạo thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW đạt kết quả đồng bộ, toàn diện.

Công tác tín dụng chính sách đã góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị - xã hội, an ninh, quốc phòng; thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo; phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội.

Theo Tỉnh ủy Tiền Giang, tính đến hết tháng 12-2022, tổng nguồn vốn Ngân hàng CSXH đạt 3.628,3 tỷ đồng, tăng 124,25% so với năm 2014.

Đồng chí Đỗ Ngọc An phát biểu kết luận buổi làm việc.

Đồng chí Đỗ Ngọc An phát biểu kết luận buổi làm việc.

Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về là 2.695,4 tỷ đồng, tăng 76,93% so với năm 2014, chiếm 74,29%/tổng nguồn vốn.

Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW, hằng năm, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn ưu tiên dành một phần ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Nguồn vốn ngân sách nhận ủy thác tại địa phương đến ngày 31-12-2022 là 297,5 tỷ đồng chiếm 8,2%/ tổng nguồn vốn, tăng 281 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW.

Đồng chí Võ Văn Bình phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Võ Văn Bình phát biểu tại buổi làm việc.

Hằng năm, các tổ chức hội, đoàn thể luôn phối hợp tích cực với Ngân hàng CSXH, chỉ đạo hội cơ sở và các tổ tiết kiệm và vay vốn tuyên truyền vận động người dân và các tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng CSXH nhằm bổ sung nguồn vốn cho tín dụng CSXH với tổng số dư đến ngày 31-12-2022 là 635 tỷ đồng, tăng 663,77% so với năm 2014.

Hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm cơ sở cho Ngân hàng CSXH cho vay kịp thời, đúng đối tượng.

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam Bùi Quang Vinh phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam Bùi Quang Vinh phát biểu tại buổi làm việc.

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách đã phát huy hiệu lực, hiệu quả, là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, giữ vững kỷ cương, kỷ luật điều hành.

Công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng CSXH được quan tâm, chú trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng CSXH.

Thành viên Đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc.

Thành viên Đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc.

Đến hết tháng 12-2022, toàn tỉnh có 2.786 tổ tiết kiệm và vay vốn; trong đó, có 2.668 tổ hoạt động tốt, chiếm tỷ lệ 95,8%; 97 tổ hoạt động khá, chiếm tỷ lệ 3,48%; 20 tổ hoạt động trung bình, chiếm tỷ lệ 0,72%; không có tổ xếp loại yếu kém.

Thông qua quản lý hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn cùng với việc áp dụng phương thức giải ngân trực tiếp đến từng người vay vốn, Ngân hàng CSXH đã chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ, tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội to lớn.

Thành viên Đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc.

Thành viên Đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc.

Tính đến hết tháng 12-2022, tổng doanh số cho vay từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW là 7.085 tỷ đồng; tổng doanh số thu nợ đạt 4.645 tỷ đồng.

Tổng dư nợ đạt 3.622 tỷ đồng, tăng 2.008 tỷ đồng (124,48%) so với năm 2014. Về chất lượng tín dụng, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 7,053 tỷ đồng, giảm 7,415 tỷ đồng (51,25%) so với năm 2014.

Hiệu quả sử dụng vốn vay của các đối tượng trên địa bàn ngày càng được nâng lên.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ 310.911 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; 54.329 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 32.392 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 36.675 lao động được tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm; 246 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 106.725 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng; 1.168 căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng phát biểu tại buổi làm việc.

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Tiền Giang, sau hơn 8 năm thực hiện Chị thị 40-CT/TW và gần 2 năm thực hiện Kết luận 06-KL/TW, có thể khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội; ổn định chính trị, an ninh quốc phòng; thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng trên địa bàn tỉnh.

Quy mô tăng trưởng tín dụng không ngừng mở rộng, số lượt người được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi ngày một nhiều, chất lượng tín dụng được nâng cao.

Tín dụng CSXH đã góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”, đặc biệt là những vùng nông thôn…

Tại buổi làm việc, các thành viên trong Đoàn giám sát đề nghị tỉnh Tiền Giang làm rõ, thông tin thêm một số nội dung về kết quả thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW. Lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh đã thông tin thêm về các nội dung mà Đoàn giám sát yêu cầu.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm.

Cũng tại buổi làm việc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương liên quan đến nguồn vốn tín dụng chính sách.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Văn Bình cho biết, trong quá trình thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện đồng bộ; thành lập ban đại diện các cấp…

Tỉnh đã lồng ghép việc thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW với các chương trình mục tiêu quốc gia như: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.

Qua đó, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 1,27%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 2,01% theo tiêu chuẩn đa chiều mới.

Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương ngày càng cao. Đến thời điểm hiện nay, việc thực hiện cho vay đảm bảo đúng mục đích, đối tượng…

M. THÀNH - V. THẢO

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/chinh-tri/202306/tien-giang-cong-tac-tin-dung-chinh-sach-da-gop-phan-giam-ngheo-nhanh-ben-vung-981378/