Tiên phong trong công nghệ, nhiều công ty Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào con dấu cứng

Trung Quốc là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực công nghệ mới, từ nhận diện khuôn mặt cho đến mạng di động 5G. Tuy nhiên, nhiều công ty Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc vào một thứ đến từ thời kỳ trước: con dấu cứng.

Tiên phong trong công nghệ nhưng nhiều công ty Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào con dấu cứng. Ảnh: Alamy/Economist

Con dấu cứng thường làm bằng cao su với tên công ty được khắc trên đó, để được nhúng vào mực đỏ thẫm và đóng dấu trên các tài liệu quan trọng. Con dấu được xem là có thẩm quyền hơn so với một chữ ký đơn thuần.

Truyền thống 2.000 năm tuổi trông có vẻ đã lỗi thời. Nhưng ở Trung Quốc, người sở hữu con dấu thì nắm quyền kiểm soát công ty.

Ngày 4/6, hội đồng quản trị công ty liên doanh thiết kế chip Trung Quốc Arm China thuộc sở hữu của công ty SoftBank đến từ Nhật Bản, đã bỏ phiếu để loại bỏ Allen Wu, ông chủ của mình. Chỉ có một khúc mắc: Ông Wu từ chối việc phải rời đi.

Bởi vì ông ấy vẫn giữ con dấu nên ông ấy tiếp tục có những hành động dưới tên pháp nhân của Arm China, và đe dọa sẽ có các hành động pháp lý nhằm bảo vệ vị trí của mình.

Vụ việc về con dấu công ty kỳ lạ nhất xảy ra gần đây là vào tháng Tư. Ông Lý Quốc Khánh, người đồng sáng lập bị lật đổ của Dangdang, một nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng một thời, đã đột nhập vào trụ sở chính và lấy đi nhiều con dấu chính thức của công ty (bên cạnh con dấu chính, những con dấu khác được sử dụng cho những tài liệu như các hợp đồng và biên lai thuế), nhằm nỗ lực để chiếm lại công ty.

Công ty Dangdang tuyên bố rằng các con dấu bị chiếm đoạt đó là không hợp lệ. Nhưng vào ngày 13/6, có thông tin rằng cảnh sát đã bác bỏ hành vi sai trái của ông Lý, ngụ ý rằng các con dấu bây giờ thuộc quyền sở hữu của ông ấy.

Các con dấu cũng đã xuất hiện trong các cuộc chiến kinh doanh ở các nơi khác. Năm 2007, cảnh sát Nga đã tịch thu các con dấu từ Hermitage, một công ty đầu tư thuộc sở hữu của Bill Browder, một nhà tài chính bị trục xuất, và sử dụng chúng để tái đăng ký các công ty con của công ty trên dưới những cái tên khác. Nhưng năm 2015, Nga đã loại bỏ yêu cầu bắt buộc về con dấu của công ty.

Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi mà các con dấu vẫn được sử dụng, việc đấu tranh về các con dấu rất hiếm khi xảy ra.

Ở giới doanh nghiệp khá xô bồ Trung Quốc, các cuộc tranh cãi xoay quanh con dấu công ty vẫn còn diễn ra, và hầu như không được trình báo. Các nhà quản lý đôi khi lạm dụng con dấu để kí các hợp đồng ngoài lề.

Ông Eric Carlson của công ty luật Covington & Burling nhận định, các vụ kiện nhằm đòi lại con dấu có thể bị kéo dài, vì thế nhiều trường hợp phải giải quyết bên ngoài tòa án. Nhưng ông lưu ý rằng công nghệ đang bắt kịp với truyền thống.

Trung Quốc đang bắt đầu triển khai các con dấu điện tử, dễ dàng hơn trong việc giám sát cũng như loại bỏ vụ tranh chấp tương tự kể trên.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/tien-phong-trong-cong-nghe-nhieu-cong-ty-trung-quoc-van-phu-thuoc-vao-con-dau-cung-post87005.html