Tiền thân của RPG-7 huyền thoại hóa ra cũng là vũ khí Đức quốc xã

Chỉ khi người Đức phát minh ra khẩu súng chống tăng Panzerfaust và đưa vào chiến đấu từ năm 1943, thì vấn đề súng chống tăng cho lính bộ binh mới được giải quyết triệt để.

Đầu thế chiến 2, các mẫu súng chống tăng giành cho bộ binh thường là súng trường bắn đạn xuyên giáp, cỡ nòng dưới 20 mm, nên chỉ có thể xuyên thủng được những loại tăng hạng nhẹ; còn với những loại tăng hạng nặng thì thực sự "vô hại".

Đầu thế chiến 2, các mẫu súng chống tăng giành cho bộ binh thường là súng trường bắn đạn xuyên giáp, cỡ nòng dưới 20 mm, nên chỉ có thể xuyên thủng được những loại tăng hạng nhẹ; còn với những loại tăng hạng nặng thì thực sự "vô hại".

Sau khi áp dụng nguyên lý "nổ lõm" vào đạn chống tăng vào đầu Thế chiến 2, người Đức đã nhanh chóng cho ra đời súng chống tăng Panzerfaust, để trang bị cho các phân đội bộ binh và Panzerfaust nhanh chóng khẳng định là vũ khí "sát thủ", có thể xuyên thủng mọi vỏ thép của xe tăng của quân Đồng minh.

Sau khi áp dụng nguyên lý "nổ lõm" vào đạn chống tăng vào đầu Thế chiến 2, người Đức đã nhanh chóng cho ra đời súng chống tăng Panzerfaust, để trang bị cho các phân đội bộ binh và Panzerfaust nhanh chóng khẳng định là vũ khí "sát thủ", có thể xuyên thủng mọi vỏ thép của xe tăng của quân Đồng minh.

Nguyên lý nổ lõm là hội tụ sóng xung kích và hội tụ năng lượng, được tìm ra từ những năm 1880; khi lần đầu tiên, người ta phát hiện ra rằng, không gian rỗng trong một quả đạn khi nổ, sẽ tạo ra luồng khí đi theo một hướng nhất định, mà không phân tán rộng.

Nguyên lý nổ lõm là hội tụ sóng xung kích và hội tụ năng lượng, được tìm ra từ những năm 1880; khi lần đầu tiên, người ta phát hiện ra rằng, không gian rỗng trong một quả đạn khi nổ, sẽ tạo ra luồng khí đi theo một hướng nhất định, mà không phân tán rộng.

Đến cuối thập niên 1930, các kỹ sư Đức bắt đầu thử nghiệm để chế tạo những viên đạn chống tăng theo nguyên lý nổ lõm; nhưng phải khi thế chiến 2 bùng nổ, trước sức mạnh quá lớn của lực lượng xe tăng Đồng minh (nhất là Liên Xô), việc nghiên cứu đạn nổ lõm mới được đầu tư mạnh.

Đến cuối thập niên 1930, các kỹ sư Đức bắt đầu thử nghiệm để chế tạo những viên đạn chống tăng theo nguyên lý nổ lõm; nhưng phải khi thế chiến 2 bùng nổ, trước sức mạnh quá lớn của lực lượng xe tăng Đồng minh (nhất là Liên Xô), việc nghiên cứu đạn nổ lõm mới được đầu tư mạnh.

Khi thế chiến 2 bùng nổ, đầu tiên người Đức đã sao chép súng chống tăng không giật bazooka M1 của Mỹ (Việt Nam sau này gọi là ĐKZ) và cũng chế tạo một phiên bản "siêu cỡ", bằng cách tăng kích thước của ống phóng và đạn với tên Panzerschreck (ngọn đuốc chống tăng).

Khi thế chiến 2 bùng nổ, đầu tiên người Đức đã sao chép súng chống tăng không giật bazooka M1 của Mỹ (Việt Nam sau này gọi là ĐKZ) và cũng chế tạo một phiên bản "siêu cỡ", bằng cách tăng kích thước của ống phóng và đạn với tên Panzerschreck (ngọn đuốc chống tăng).

Súng chống tăng Panzerschreck có cỡ nòng 88mm có thể tái sử dụng, được chứng minh có khả năng hạ gục thiết giáp của Mỹ và Anh và thậm chí cả xe tăng của Liên Xô; nhưng nó rất nặng, cồng kềnh và cần đến hai người phối hợp sử dụng.

Súng chống tăng Panzerschreck có cỡ nòng 88mm có thể tái sử dụng, được chứng minh có khả năng hạ gục thiết giáp của Mỹ và Anh và thậm chí cả xe tăng của Liên Xô; nhưng nó rất nặng, cồng kềnh và cần đến hai người phối hợp sử dụng.

Hơn nữa, Panzerschreck khi bắn, nếu ban ngày tạo ra một đám khói bụi lớn, ban đêm là luồng lửa phản lực, nên dễ lộ trận địa bắn; do vậy yêu cầu phải nhanh chóng thay đổi trận địa sau khi bắn; nhưng đây không hề là một nhiệm vụ dễ dàng, với một vũ khí nặng 11 kg và dài bằng người lính.

Hơn nữa, Panzerschreck khi bắn, nếu ban ngày tạo ra một đám khói bụi lớn, ban đêm là luồng lửa phản lực, nên dễ lộ trận địa bắn; do vậy yêu cầu phải nhanh chóng thay đổi trận địa sau khi bắn; nhưng đây không hề là một nhiệm vụ dễ dàng, với một vũ khí nặng 11 kg và dài bằng người lính.

Quân đội Đức cần một vũ khí đơn giản hơn, kết quả là Faustpatrone (hộp đạn nắm tay), một vũ khí đơn giản, bao gồm một đầu đạn hình chùy, bên trong chứa thuốc nổ hỗn hợp gồm TNT và tri-hexogen theo tỷ lệ 50-50. Thuốc nổ được đúc theo hình phễu ngược, ngòi được lắp ở đáy đạn, để tăng hiệu quả nổ lõm.

Quân đội Đức cần một vũ khí đơn giản hơn, kết quả là Faustpatrone (hộp đạn nắm tay), một vũ khí đơn giản, bao gồm một đầu đạn hình chùy, bên trong chứa thuốc nổ hỗn hợp gồm TNT và tri-hexogen theo tỷ lệ 50-50. Thuốc nổ được đúc theo hình phễu ngược, ngòi được lắp ở đáy đạn, để tăng hiệu quả nổ lõm.

Toàn bộ đầu đạn của Faustpatrone được gắn trên ống sắt, chứa thuốc phóng đen bên trong. Phía cuối quả đạn là các cánh đuôi, khi chưa bắn được cuộn lại; khi bắn ra khỏi nòng súng, cánh đuôi sẽ bung ra, giữ thăng bằng cho quả đạn khi bay.

Toàn bộ đầu đạn của Faustpatrone được gắn trên ống sắt, chứa thuốc phóng đen bên trong. Phía cuối quả đạn là các cánh đuôi, khi chưa bắn được cuộn lại; khi bắn ra khỏi nòng súng, cánh đuôi sẽ bung ra, giữ thăng bằng cho quả đạn khi bay.

Về nguyên lý hoạt động, Faustpatrone theo nguyên lý phản lực của khẩu Bazoka của Mỹ. Khi bóp cò, kim hỏa trên thân ống phóng đập vào hạt lửa, gây cháy thuốc phóng, tạo một lực đẩy về cả hai hướng của ống.

Về nguyên lý hoạt động, Faustpatrone theo nguyên lý phản lực của khẩu Bazoka của Mỹ. Khi bóp cò, kim hỏa trên thân ống phóng đập vào hạt lửa, gây cháy thuốc phóng, tạo một lực đẩy về cả hai hướng của ống.

Tại đầu ống lắp đầu đạn, viên đạn sẽ bị đẩy đi về phía mục tiêu, còn tại đầu trống của ống thì khí thuốc cháy phụt ra, giúp cân bằng lực giật. Do vậy còn gọi là súng không giật, hay súng phóng rocket.

Tại đầu ống lắp đầu đạn, viên đạn sẽ bị đẩy đi về phía mục tiêu, còn tại đầu trống của ống thì khí thuốc cháy phụt ra, giúp cân bằng lực giật. Do vậy còn gọi là súng không giật, hay súng phóng rocket.

Faustpatrone có tầm bắn chỉ 30 mét, nhưng nó có thể xuyên thủng hơn 130 mm thép. Sau khi đưa vào sử dụng, Faustpatrone sớm được cải tiến với tên gọi Panzerfaust, có đầu đạn và tầm bắn lớn hơn, súng chống tăng Panzerfaust của Đức có thể xuyên thủng lớp giáp dày tới 200 mm; thừa sức hạ gục bất cứ loại xe tăng nào của phe Đồng minh.

Faustpatrone có tầm bắn chỉ 30 mét, nhưng nó có thể xuyên thủng hơn 130 mm thép. Sau khi đưa vào sử dụng, Faustpatrone sớm được cải tiến với tên gọi Panzerfaust, có đầu đạn và tầm bắn lớn hơn, súng chống tăng Panzerfaust của Đức có thể xuyên thủng lớp giáp dày tới 200 mm; thừa sức hạ gục bất cứ loại xe tăng nào của phe Đồng minh.

Mặc dù thiết kế của Panzerfaust vẫn thô sơ, nhưng nó dễ sản xuất và rẻ hơn rất nhiều so với Panzerschreck, tầm bắn của Panzerfaust từ 30 mét, nâng lên 60/100/150 mét và đều có nguyên lý cấu tạo như nhau. Phát triển cuối cùng là phiên bản Panzerfaust 150.

Mặc dù thiết kế của Panzerfaust vẫn thô sơ, nhưng nó dễ sản xuất và rẻ hơn rất nhiều so với Panzerschreck, tầm bắn của Panzerfaust từ 30 mét, nâng lên 60/100/150 mét và đều có nguyên lý cấu tạo như nhau. Phát triển cuối cùng là phiên bản Panzerfaust 150.

Mặc dù Panzerfaust có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, nhưng yêu cầu người bắn phải bám sát mục tiêu. Do đó, vũ khí này đã tỏ ra hiệu quả hơn khi cuộc giao tranh diễn ra ở các thành phố của Đức, nơi các xe tăng của Đồng minh và Liên Xô phải di chuyển trên những con phố hẹp.

Mặc dù Panzerfaust có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, nhưng yêu cầu người bắn phải bám sát mục tiêu. Do đó, vũ khí này đã tỏ ra hiệu quả hơn khi cuộc giao tranh diễn ra ở các thành phố của Đức, nơi các xe tăng của Đồng minh và Liên Xô phải di chuyển trên những con phố hẹp.

Trong các trận chiến ở Normandy năm 1944, số xe tăng Đồng minh bị bắn hỏng bởi Panzerfaust chỉ chiếm 6% tổng số xe tăng bị bắn hỏng. Nhưng trong các trận đánh ở khu vực đô thị, nơi bộ binh có nhiều nơi để ẩn nấp, số lượng xe tăng Đồng minh bị bắn hạ bởi Panzerfaust lên tới 70% trong số các xe tăng bị hạ (cả phía Tây và phía Đông).

Trong các trận chiến ở Normandy năm 1944, số xe tăng Đồng minh bị bắn hỏng bởi Panzerfaust chỉ chiếm 6% tổng số xe tăng bị bắn hỏng. Nhưng trong các trận đánh ở khu vực đô thị, nơi bộ binh có nhiều nơi để ẩn nấp, số lượng xe tăng Đồng minh bị bắn hạ bởi Panzerfaust lên tới 70% trong số các xe tăng bị hạ (cả phía Tây và phía Đông).

Tuy nhiên, cuối cùng, ngay cả với 6,7 triệu viên đạn được sản xuất, Panzerfaust vẫn không thể lật ngược tình thế chiến tranh. Panzerfaust 150M bản thử nghiệm, là hình mẫu cho khẩu RPG-2 của Liên Xô sau này (Việt Nam thường gọi là khẩu B-40).

Tuy nhiên, cuối cùng, ngay cả với 6,7 triệu viên đạn được sản xuất, Panzerfaust vẫn không thể lật ngược tình thế chiến tranh. Panzerfaust 150M bản thử nghiệm, là hình mẫu cho khẩu RPG-2 của Liên Xô sau này (Việt Nam thường gọi là khẩu B-40).

Và trong Chiến tranh Lạnh, hầu hết các quốc gia đã tìm cách phát triển và sản xuất loại vũ khí chống tăng dựa theo nguyên lý và cấu tạo của khẩu Panzerfaust rẻ tiền, có thể giúp bộ binh chống lại thiết giáp của đối phương. Trong đó Liên Xô đã phát triển thành công mẫu súng phóng lựu PRG-7 (B-41) nổi tiếng đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: TH.

Và trong Chiến tranh Lạnh, hầu hết các quốc gia đã tìm cách phát triển và sản xuất loại vũ khí chống tăng dựa theo nguyên lý và cấu tạo của khẩu Panzerfaust rẻ tiền, có thể giúp bộ binh chống lại thiết giáp của đối phương. Trong đó Liên Xô đã phát triển thành công mẫu súng phóng lựu PRG-7 (B-41) nổi tiếng đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: TH.

Lính Đồng minh dùng thử khẩu súng chống tăng Panzerfaust của Đức quốc xã. Nguồn: USArmy.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tien-than-cua-rpg-7-huyen-thoai-hoa-ra-cung-la-vu-khi-duc-quoc-xa-1511196.html