Tiếp sức Nga sát cánh Trung Quốc: Lý do nào khiến Nga 'bất bại' cho dù rơi vào khủng hoảng?

Giới quan sát đang tập trung chú ý đến quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp.

Trang SCMP dẫn tin, Nga và Trung Quốc đã hứa hẹn cùng hợp tác trong cuộc chiến chống dịch bệnh và cả hai thúc đẩy quan hệ ngoại giao tăng cường hợp tác. Tuy nhiên, sự gia tăng các ca nhiễm tại Nga có ảnh hưởng đến nỗ lực của Trung Quốc trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus, đặc biệt ở phía biên giới tỉnh Heilongjiang.

Tổng thống Vladimir Putinv và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

Tổng thống Vladimir Putinv và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

Nga vẫn đang áp dụng các biện pháp phong tỏa trong cuộc chiến dịch bệnh và cuộc chiến giá dầu đầy căng thẳng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết duy trì mặt trận thống nhất trong cuộc chiến chống dịch bệnh tại ba cuộc điện đàm từ tháng Ba. Tuy nhiên, giới quan sát tin tưởng rằng Nga vẫn đang muốn đến gần với Mỹ hơn và nhấn mạnh các cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin đã diễn ra 6 lần trong cùng thời gian. Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra tuyên bố chung vào ngày 26/4 trong lễ kỷ niệm 75 năm cuộc gặp lịch sử giữa quân đội Liên Xô và quân đội Mỹ trên sông Elbe, Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuyên bố nêu rõ, cuộc hội ngộ trên sông Elbe là ví dụ điển hình kề vai sát cánh giữa hai nước, xây dựng niềm tin và hợp tác

"Khi chúng ta làm việc cùng nhau để đối phó với các thách thức quan trọng nhất trong thế kỷ 21, chúng ta đang bày tỏ lòng kính trọng đối với những người đã chiến đấu đánh bại chủ nghĩa phát xít. Chiến công anh hùng của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên", tuyên bố cho biết.

Tờ Wall Street Journal cho rằng, tuyên bố đã cho thấy tín hiệu tích cực cho quan hệ giữa Washington và Moscow trong khi giới quan sát tại Trung Quốc lại nhìn thấy tín hiệu cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Nga.

"Tuyên bố vào ngày 26/4 cho thấy Nga và Mỹ có thể đến gần nhau. Trong khi quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang trở nên tồi tệ hơn thì quan hệ giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump vẫn giữ được tín hiệu tốt", giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Renmin – Shi Yinhong cho biết.

Ở Nga, dịch bệnh đã khiến cho hơn 260.000 người bị nhiễm và 2.000 người khác tử vong. Tuy nhiên, tỉnh Heilongjiang, Trung Quốc vừa thông báo hơn 380 ca từ nước ngoài về, chủ yếu là ở Nga nhiễm Covid-19.

Giáo sư Shi nói rằng, đại dịch đã "phủ bóng đen" lên quan hệ giữa Trung Quốc và Nga, chủ yếu bởi vì Moscow đã sớm có động thái đóng cửa biên giới vào cuối tháng Một mặc dù Bắc Kinh lên tiếng phản đối.

"Nga đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ rất sớm bởi lo ngại làn sóng lây nhiễm từ Bắc Kinh", giáo sư Shi cho biết.

Dmitri Trenin, Giám đốc trung tâm Carnegie Moscow – nhà nghiên cứu chính sách ngoại giao cho biết, trong khi đại dịch đã khiến quan hệ giữa hai quốc gia rơi vào căng thẳng thì cả Moscow và Bắc Kinh đều đã vượt qua bài kiểm tra này.

Theo SCMP, trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 16/4, Tổng thống Putin nói rằng Nga đã phản đối bất kỳ các ý kiến "tiêu cực" đối với Trung Quốc trong đại dịch, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Trong một cuộc điện đàm khác vào ngày 8/5, Chủ tịch Tập Cận Bình đã so sánh các nỗ lực trong cuộc chiến chống Covid-19 trong làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Trung Quốc cũng gửi các đội ngũ y tế và các thiết bị y tế đến Nga nhằm giúp đỡ Moscow trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Việc đóng cửa đã ngăn chặn mức độ lây lan của virus nhưng cũng khiến cho kinh tế hai nước suy thoái. Nga cũng đang rơi vào khủng hoảng khi giá dầu sụt giảm trong những tháng gần đây.

Giới quan sát cảnh báo rằng việc xuất khẩu dầu của Nga đến Trung Quốc đã bị ảnh hưởng sau khi nhà thầu cho Gazprom - một nhà sản xuất khí gas tự nhiên lớn của Nga cho biết dừng hoạt động tại một mỏ khí đốt ở Siberia sau khi số lượng lớn công nhân bị nhiễm Covid-19.

Tuy nhiên, nghiên cứu cấp cao tại trung tâm Carnegie Moscow - Alexander Gabuev cho biết, khủng hoảng có thể cho phép Trung Quốc tăng cường quyền lực và nỗ lực cứu nguy kinh tế, thúc đẩy nhu cầu cho năng lượng Nga.

Theo hãng Reuters, việc nhập dầu thô tháng Ba của Trung Quốc từ nhà cung cấp là Saudi Arabia giảm xuống chỉ 1.6% trước đó trong khi Bắc Kinh lại tăng cường mua từ nhà cung cấp Nga tăng lên 31%.

Đầu tháng này, Gazprom nói rằng họ đang cung cấp khí gas tự nhiên cho Trung Quốc theo kế hoạch.

"Khi nhắc đến dầu và gas – có lẽ là mặt hàng quan trọng nhất đối với Nga thì Trung Quốc lại có vị thế thuận lợi để lựa chọn liệu có nên giảm lượng mua từ vùng Vịnh hay Mỹ Latin hay không", Gazprom nói.

"Nếu Trung Quốc muốn biến cuộc khủng hoảng thành cơ hội và củng cố sự gắn kết với một số tài sản quan trọng thì Nga và Trung Á sẽ là hướng đi tự nhiên. Và tôi mong muốn rằng sẽ là một trong các xu hướng chính trong năm 2020", ông Gabuev nhấn mạnh.

Theo ông Gabuev, nếu Nga muốn bán thêm dầu vào Trung Quốc thì Bắc Kinh có thể yêu cầu các doanh nghiệp của họ tiếp cận tốt hơn với các mỏ dầu quan trọng của Nga.

Li Lifan – nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải cho biết, nhu cầu của Trung Quốc với năng lượng cao và Nga là nhà cung cấp năng lượng ổn định nhất.

"Thương mại song phương có thể ảnh hưởng đến một vài quý đầu tiên bởi dịch bệnh và một số rắc rối có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, Moscow đã có vốn liếng ít nhiều để ngăn chặn các trừng phạt của phương Tây kể từ trước và điều này giúp Moscow có vị trí tốt hơn để đối phó với các tác động kinh tế trong đại dịch.

Theo dữ liệu từ ngân hàng trung ương, dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đạt tới 566 tỷ đôla tính từ ngày 1/5.

"Kinh tế Nga có khả năng hồi phục nhanh hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới vì có kinh nghiệm đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây từ năm 2014 và Nga đã học được bằng cách nào đối phó với khủng hoảng như vậy", ông Li nói thêm.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/tiep-suc-nga-sat-canh-trung-quoc-ly-do-nao-khien-nga-bat-bai-cho-du-roi-vao-khung-hoang-20200518150624583.htm