Tiếp tục cải cách, xây dựng môi trường pháp lý thật sự minh bạch

Ngày 19-9, Thành ủy TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Ngày 19-9, Thành ủy TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Đồng chí Võ Công Trí- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Đồng chí Võ Công Trí- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Theo đó, trong 15 năm thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ chủ chốt, các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố có chuyển biến tích cực. Hệ thống các cơ quan tư pháp thành phố được kiện toàn một cách đáng kể, đội ngũ cán bộ không ngừng nâng cao về trình độ, phẩm chất, đạo đức… Cụ thể, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có sự thay đổi lớn về chất, không ngừng nâng lên về lượng góp phần làm hạn chế tình trạng oan sai xảy ra. Các ngành tư pháp luôn duy trì mối quan hệ phối hợp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, trật tự và ATXH trên địa bàn. Cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan tư pháp chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, làm hạn chế tình trạng tiêu cực, quan liêu của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, như: đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp vẫn còn thiếu, chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, hạn chế về ngoại ngữ chuyên ngành luật…

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Võ Công Trí- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố, khẳng định: Những kết quả đạt được trong công tác thực hiện chiến lược cải cách tư pháp trên địa bàn thành phố cho thấy sự hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp trong thời gian qua. Đây là tiền đề quan trọng cho quá trình tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp trong thời gian đến. Thế nhưng, các cơ quan tư pháp cần tiếp tục quán triệt mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ cải cách nhằm tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội trước những thách thức của hội nhập và phát triển. Qua đó tạo môi trường pháp lý minh bạch để củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật; chú trọng cải cách tư pháp trong hoạt động phòng, chống tham nhũng; có cơ chế để phát huy sức mạnh của người dân tham gia tố giác tội phạm; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận và các đoàn thể đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp; đồng thời xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, tinh thông về nghiệp vụ... nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

M.T

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/102_212923_tiep-tuc-cai-cach-xay-dung-moi-truong-phap-ly-that-su-minh-bach.aspx