Trong siêu thị, một số thực phẩm sắp hết hạn có thể được tận dụng để làm các món chế biến sẵn. Hoặc cũng có thể được gửi trả lại nhà sản xuất dùng làm nguyên liệu cho sản phẩm mới.
Chẳng hạn, hương kem sắp hết hạn được trộn để làm kem chocolate. Màu đen và vị mạnh sẽ át đi hương vị gốc.
Khách hàng thường muốn mua cả lô/thùng để tiết kiệm chút ít. Thế nhưng hãy kiểm tra kỹ giá từng sản phẩm. Bởi, Đôi khi giá bán sản phẩm mua theo thùng cao hơn mua lẻ.
Với thực phẩm chế biến sẵn, hãy tránh những loại sử dụng nhiều tỏi và gia vị mùi mạnh vì đây có thể là cách người bán ngụy trang nguyên liệu đã hết hạn.
Thay vì bán đại hạ giá thực phẩm sắp hết hạn, một số siêu thị tân trang cho chúng bằng hạn sử dụng mới, gia hạn thêm một tuần.
Nhân viên siêu thị luôn biết cách trưng bày hàng hóa một cách tốt nhất. Đơn cử như, ánh sáng trong hộp trưng bày thịt sẽ làm cho mọi thứ trông tươi mới.
Vì thế, để biết rõ về chất lượng của thịt, bạn có thể yêu cầu nhân viên cửa hàng lấy cho mình một miếng thịt khác và tự kiểm tra.
Một số nghiên cứu cho thấy, không ít siêu thị còn thay đổi màu sản phẩm để bán giá cao hơn. Chẳng hạn, sản phẩm có tem màu hồng (hoặc bản thân sản phẩm màu hồng) thường có xu hướng dành cho nữ và định giá cao hơn sản phẩm tương tự dành cho nam dù cả hai giống hệt nhau về đặc điểm và tính năng.
Để bán được nhiều hàng hóa đắt tiền hơn, nhiều cửa hàng thường đặt chúng trên các kệ có tầm nhìn thuận lợi nhất cho khách hàng, ví dụ như ngang tầm mắt người lớn. Giá thành các sản phẩm này thường không tỉ lệ thuận với chất lượng.
Tên gọi lạ tai là cách "lách luật" của nhà sản xuất để tạo ra cảm giác tin tưởng cho khách hàng, không chứng minh sản phẩm đặc biệt hơn.
Những cụm từ "không có đường", "không có cholesterol", "giàu vitamin" là sản phẩm thượng hạng tốt cho sức khỏe hoàn toàn. Nguồn ảnh: Brightside
Video: Mô hình siêu thị thông minh không người bán. Nguồn: VTV24
Hoàng Minh