Tiết lộ cách cảnh sát biển Mỹ đánh cướp biển

Chống buôn lậu, cướp biển là nhiệm vụ chính của lực lượng cảnh sát biển Mỹ và họ có những phương tiện, cách thức rất hiện đại để thực hiện điều đó.

Cảnh sát biển Mỹ hiện nay chủ yếu có nhiệm vụ chống cướp biển và buôn lậu ma túy. Các cảnh sát biển thường sử dụng trực thăng để giám sát vùng biển và trinh sát các vị trí có tàu nghi ngờ của cướp biển. Sau khi tình báo hải quân hoặc tình báo của cảnh sát biển xác định được một tàu tình nghi, một nhóm cảnh sát biển sẽ tiến đến.

Lực lượng cảnh sát biển có thể dễ dàng bị tổn thương khi tiếp cận các tàu nghi phạm nên họ phải thực hiện việc này một cách nhanh chóng và cẩn thận.

Các thành viên trong nhóm khống chế các thủy thủ bị nghi ngờ trong khi họ tìm kiếm các bằng chứng về hoạt động bất hợp pháp. Nếu không có gì được tìm thấy, các thủy thủ sẽ được thả ra.

Trong trường hợp có bằng chứng các thủy thủ là cướp biển hoặc buôn lậu, họ sẽ bị bắt giữ và tàu của họ sẽ bị phá hủy hoặc được kéo về cảng nếu cần thiết.

Những con tàu lớn hơn có thể đặt ra nguy hiểm lớn hơn vì các cảnh sát biển sẽ phải tiếp cận từ mặt bên của nó trong khi rất có khả năng thủy thủ đoàn sẽ có những hành động thù địch nếu họ là cướp biển.

Cảnh sát biển Mỹ cũng thường xuyên phối hợp luyện tập với các lực lượng thực thi pháp luật khác cũng như với các đơn vị quân sự.

Nếu các phi hành đoàn buôn lậu cố thủ ở bên trong, các cảnh sát sẽ chuẩn bị để tự vệ và chiến đấu theo cách của họ.

Họ cũng có những kinh nghiệm lục soát để nhanh chóng phát hiện ra các tang chứng cần thiết trong trường hợp đối mặt với những con tàu lớn có nhiều khoang để che giấu.

Trong khi đó các kẻ buôn lậu cũng có nhiều biện pháp tinh vi để đối phó. Chẳng hạn như họ tạo ra các tàu tốc độ cao hoặc “tàu ngầm” để qua mặt cảnh sát biển.

Để đảm bảo thực thi nhiệm vụ hữu hiệu, cảnh sát biển duy trì một phòng thí nghiệm di động ngay trên tàu để kiểm tra ngay lập tức các chất nghi ngờ chẳng hạn như các chất bột được giấu trong túi nilon rồi nhét vào ngăn bí mật.

Khi các tàu cảnh sát biển trở về từ các chuyến đi dài ngày, tổng số chứng cứ thu thập được có thể lên đến hàng tấn.

Các thùng tang vật buôn lậu hoặc thuốc phiện thu giữ được đưa lên bờ.

Đôi khi những kẻ buôn lậu cũng đánh đắm tàu của chúng để cảnh sát không thể thu được tang vật.

Điều đó khiến các loại thuốc phiện đã đóng thành gói trôi dạt, buộc cảnh sát biển phải tìm kiếm và vớt lên trước khi nó bị chìm hoặc bị tan trong nước.

Nam Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-doi/tiet-lo-cach-canh-sat-bien-my-danh-cuop-bien-617044.html