Tiết lộ cực choáng về lăng mộ Hoàng đế Càn Long

Sau khi qua đời năm 1799, Hoàng đế Càn Long đã được an táng tại Thanh Dụ Lăng - nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Công trình này được hoàn thành năm 1752 tiêu tốn hơn 170 vạn lạng bạc.

Việc khám phá lăng mộ của các hoàng đế năm xưa luôn là thử thách với bất kỳ ai vì nơi đây chứa âm khí tích tụ hàng trăm năm khiến người ta không khỏi sởn gai ốc. Ngay cả Thanh Dụ Lăng – một công trình xa hoa, lộng lẫy được xây dựng để an táng Hoàng đế Càn Long cùng các hậu phi của mình cũng khiến khách tham quan phải chuẩn bị trước tinh thần tiến vào. Ảnh: Wikipedia.

Việc khám phá lăng mộ của các hoàng đế năm xưa luôn là thử thách với bất kỳ ai vì nơi đây chứa âm khí tích tụ hàng trăm năm khiến người ta không khỏi sởn gai ốc. Ngay cả Thanh Dụ Lăng – một công trình xa hoa, lộng lẫy được xây dựng để an táng Hoàng đế Càn Long cùng các hậu phi của mình cũng khiến khách tham quan phải chuẩn bị trước tinh thần tiến vào. Ảnh: Wikipedia.

Thanh Dụ Lăng là nơi chôn cất Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế - vị Hoàng đế thứ sáu của triều đại nhà Thanh, ông được xem là một trong hai vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử tồn tại và phát triển của nhà Thanh. Trong ảnh: Một phần Thanh Dụ Lăng nhìn từ xa, có thể thấy rõ công trình này có quy mô rất lớn, không khác gì những cung điện xa hoa ở Tử Cấm Thành. Ảnh: Wikipedia.

Thanh Dụ Lăng là nơi chôn cất Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế - vị Hoàng đế thứ sáu của triều đại nhà Thanh, ông được xem là một trong hai vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử tồn tại và phát triển của nhà Thanh. Trong ảnh: Một phần Thanh Dụ Lăng nhìn từ xa, có thể thấy rõ công trình này có quy mô rất lớn, không khác gì những cung điện xa hoa ở Tử Cấm Thành. Ảnh: Wikipedia.

Thanh Dụ Lăng bắt đầu được xây dựng vào năm Càn Long thứ 8 (1743) tại Thắng Thủy dục, phía Tây Hiếu Lăng, nay thuộc Thanh Đông lăng vùng Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc. Lăng hoàn thành những công trình chủ thể vào năm Càn Long thứ 17 (1752), tiêu hao hơn 170 vạn lượng bạc. Ảnh: Wikipedia.

Thanh Dụ Lăng bắt đầu được xây dựng vào năm Càn Long thứ 8 (1743) tại Thắng Thủy dục, phía Tây Hiếu Lăng, nay thuộc Thanh Đông lăng vùng Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc. Lăng hoàn thành những công trình chủ thể vào năm Càn Long thứ 17 (1752), tiêu hao hơn 170 vạn lượng bạc. Ảnh: Wikipedia.

Toàn thể kiến trúc của Dụ Lăng trải dài tới 21 công trình quy mô từ Nam đến Bắc. Trong ảnh là công trình "Tam lộ Tam khổng kiều" - 3 cây cầu đá 3 lõm cùng cầu bắc hai bên dẫn đến chính điện của lăng và "Long Ân điện" - nơi thờ bài vị của Đế - Hậu cùng một số các phi tần phụ táng. Đây là kiến trúc trên mặt đất to nhất trong một quần thể lăng thời Thanh. Ảnh: Wikipedia.

Toàn thể kiến trúc của Dụ Lăng trải dài tới 21 công trình quy mô từ Nam đến Bắc. Trong ảnh là công trình "Tam lộ Tam khổng kiều" - 3 cây cầu đá 3 lõm cùng cầu bắc hai bên dẫn đến chính điện của lăng và "Long Ân điện" - nơi thờ bài vị của Đế - Hậu cùng một số các phi tần phụ táng. Đây là kiến trúc trên mặt đất to nhất trong một quần thể lăng thời Thanh. Ảnh: Wikipedia.

Cận cảnh “Tam lộ Tam khổng kiều” với cây cầu đá xây dựng kỳ công, phía dưới là hồ sen trong xanh in bóng công trình bề thế của lăng. Ảnh: Wikipedia.

Cận cảnh “Tam lộ Tam khổng kiều” với cây cầu đá xây dựng kỳ công, phía dưới là hồ sen trong xanh in bóng công trình bề thế của lăng. Ảnh: Wikipedia.

Trong ảnh là "Tam lộ Nhất khổng kiều" - 3 cây cầu 1 lõm và "Lưu Li Hoa môn" - 3 cổng lưu li dẫn vào khu Minh Lâu. Đây là công trình thứ 13 và 14 trên đường dẫn tới Địa cung - nơi sâu nhất lăng, chôn cất Càn Long Đế và các hậu phi của mình. Ảnh: Wikipedia.

Trong ảnh là "Tam lộ Nhất khổng kiều" - 3 cây cầu 1 lõm và "Lưu Li Hoa môn" - 3 cổng lưu li dẫn vào khu Minh Lâu. Đây là công trình thứ 13 và 14 trên đường dẫn tới Địa cung - nơi sâu nhất lăng, chôn cất Càn Long Đế và các hậu phi của mình. Ảnh: Wikipedia.

Trong ảnh là “Nhị Trụ môn” – cửa thần đạo trục chính – công trình thứ 15 trên đường vào “Địa cung”. Ảnh: Wikipedia.

Trong ảnh là “Nhị Trụ môn” – cửa thần đạo trục chính – công trình thứ 15 trên đường vào “Địa cung”. Ảnh: Wikipedia.

Trong ảnh là "Phương thành" - tòa thành bảo vệ "Minh lâu" - tòa lầu cao hai tầng mái, trang trí cho mộ chính. Ảnh: Wikipedia.

Trong ảnh là "Phương thành" - tòa thành bảo vệ "Minh lâu" - tòa lầu cao hai tầng mái, trang trí cho mộ chính. Ảnh: Wikipedia.

Và đây chính là "Địa cung" - sâu nhất trong lăng, nơi đặt quan tài của Càn Long Đế, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi, Triết Mẫn Hoàng quý phi cùng Thục Gia Hoàng quý phi. Nơi đây có 7 quan tài, vốn Càn Long Đế chỉ định một sẽ dành cho Na Lạp Hoàng hậu, còn một sẽ dành cho Đế mẫu tương lai, sau sự kiện Na Lạp hoàng hậu, thì còn một quan tài bỏ trống. Ảnh: Wikipedia.

Và đây chính là "Địa cung" - sâu nhất trong lăng, nơi đặt quan tài của Càn Long Đế, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi, Triết Mẫn Hoàng quý phi cùng Thục Gia Hoàng quý phi. Nơi đây có 7 quan tài, vốn Càn Long Đế chỉ định một sẽ dành cho Na Lạp Hoàng hậu, còn một sẽ dành cho Đế mẫu tương lai, sau sự kiện Na Lạp hoàng hậu, thì còn một quan tài bỏ trống. Ảnh: Wikipedia.

Có thể nói, công trình Thanh Dụ Lăng được xây dựng kiên cố, đảm bảo cho Càn Long an giấc nghìn thu. Tuy nhiên, sự biến động về chính trị - quân sự Trung Quốc những năm 1920 đã khiến Thanh Dụ Lăng bị tàn phá không ít, ảnh hưởng nghiêm trọng tới di hài của Càn Long và các hậu phi. Chẳng là năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã dẫn quân vào cướp bóc châu báu trong Thanh Dụ Lăng khiến dư luận xã hội nhất là triều đại cũ phẫn nộ… dù sự việc sau đó có được xử lý không đến nơi. Ảnh: Wikipedia.

Có thể nói, công trình Thanh Dụ Lăng được xây dựng kiên cố, đảm bảo cho Càn Long an giấc nghìn thu. Tuy nhiên, sự biến động về chính trị - quân sự Trung Quốc những năm 1920 đã khiến Thanh Dụ Lăng bị tàn phá không ít, ảnh hưởng nghiêm trọng tới di hài của Càn Long và các hậu phi. Chẳng là năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã dẫn quân vào cướp bóc châu báu trong Thanh Dụ Lăng khiến dư luận xã hội nhất là triều đại cũ phẫn nộ… dù sự việc sau đó có được xử lý không đến nơi. Ảnh: Wikipedia.

Trong đợt khảo cổ năm 1979, các nhà khảo cổ phát hiện địa cung bị ngập trong nước, quan tài của Càn Long Đế, cùng hai vị Hoàng hậu và ba vị Hoàng quý phi sớm đã nổi lềnh bềnh, vật bồi táng tất cả đều bị trộm. Sau khi xử lý sự việc, 5 thi hài của các vị Hậu phi trên đã lẫn lộn vào nhau, cuối cùng cùng chung một khối cải táng. Ảnh: Quan tài của Càn Long Đế hiện nay, thực ra là chứa những phần còn lại của ông và các hậu phi. Ảnh: Wikipedia.

Trong đợt khảo cổ năm 1979, các nhà khảo cổ phát hiện địa cung bị ngập trong nước, quan tài của Càn Long Đế, cùng hai vị Hoàng hậu và ba vị Hoàng quý phi sớm đã nổi lềnh bềnh, vật bồi táng tất cả đều bị trộm. Sau khi xử lý sự việc, 5 thi hài của các vị Hậu phi trên đã lẫn lộn vào nhau, cuối cùng cùng chung một khối cải táng. Ảnh: Quan tài của Càn Long Đế hiện nay, thực ra là chứa những phần còn lại của ông và các hậu phi. Ảnh: Wikipedia.

Ngoài Địa cung, Dụ Lăng còn có khu vực gọi là "Phi viên tẩm" - nơi Càn Long Đế dùng để táng tất cả những hậu phi không thể cùng ông nhập táng tại địa cung trong Dụ lăng. Viên tẩm ở vào phía Tây của Dụ lăng, được kiến tạo vào năm Càn Long thứ 12 (1747), năm thứ 25 (1760) thì đại quy mô tu sửa, đến năm thứ 27 (1762) thì hoàn thành. Ảnh: Wikipedia.

Ngoài Địa cung, Dụ Lăng còn có khu vực gọi là "Phi viên tẩm" - nơi Càn Long Đế dùng để táng tất cả những hậu phi không thể cùng ông nhập táng tại địa cung trong Dụ lăng. Viên tẩm ở vào phía Tây của Dụ lăng, được kiến tạo vào năm Càn Long thứ 12 (1747), năm thứ 25 (1760) thì đại quy mô tu sửa, đến năm thứ 27 (1762) thì hoàn thành. Ảnh: Wikipedia.

Theo sử sách, Dụ lăng Phi viên tẩm an táng 1 Hoàng hậu, 2 Hoàng quý phi (Thuần Huệ Hoàng quý phi và Khánh Cung Hoàng quý phi), 5 vị Quý phi, 6 vị Phi, 5 vị Tần, 12 vị Quý nhân cùng 4 vị Thường tại, tổng cộng 36 người. Ảnh: Wikipedia.

Theo sử sách, Dụ lăng Phi viên tẩm an táng 1 Hoàng hậu, 2 Hoàng quý phi (Thuần Huệ Hoàng quý phi và Khánh Cung Hoàng quý phi), 5 vị Quý phi, 6 vị Phi, 5 vị Tần, 12 vị Quý nhân cùng 4 vị Thường tại, tổng cộng 36 người. Ảnh: Wikipedia.

Trong ảnh là mộ phần của Dung phi Hòa Trác thị - là một phi tần rất được Càn Long sủng ái. Bà được đồn đại lá có nhan sắc "nghiêng nước nghiêng thành" khiến Càn Long "mê mệt". Khi bà mất đi, nhà vua đau buồn tiếc thương khôn nguôi. Ảnh: Wikipedia.

Trong ảnh là mộ phần của Dung phi Hòa Trác thị - là một phi tần rất được Càn Long sủng ái. Bà được đồn đại lá có nhan sắc "nghiêng nước nghiêng thành" khiến Càn Long "mê mệt". Khi bà mất đi, nhà vua đau buồn tiếc thương khôn nguôi. Ảnh: Wikipedia.

Mời quý độc giả xem video: Phát hiện lăng mộ Thượng Quan Uyển Nhi. Nguồn: NTD.TV.

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tiet-lo-cuc-choang-ve-lang-mo-hoang-de-can-long-1268471.html