Hoàng đế Ung Chính là con trai của vua Khang Hy với Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị. Khi còn sống, vị hoàng đế nhà Thanh này tự nhận mẹ ruột của mình có xuất thân danh gia vọng tộc.
Thế nhưng, những sử liệu, ghi chép cho thấy thông tin trên không chính xác. Vua Ung Chính đã nâng cao địa vị, xuất thân cho mẹ.
Bởi lẽ, Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị (1660 - 1723) là người thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ. Bà kém vua Khang Hy 6 tuổi.
Cha của Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị là Uy Vũ - Hộ quân tham lĩnh. Ông nội của bà là Ngạch Sâm sống ở vùng Diệp Hách từng giữ chức Bố Đạt Y Thái - tổng quản của thiện phòng, là đầu bếp chính phụ trách nấu ăn ở trong cung.
Điều này cho thấy Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị không hề xuất thân trong gia đình danh gia vọng tộc như lời hoàng đế Ung Chính nói.
Khi hơn 10 tuổi, Ô Nhã thị nhập cung với thân phận quan nữ tử thông qua tuyển chọn của Nội vụ phủ. Quan nữ tử được xem là cấp bậc thấp nhất trong hậu cung, thấp hơn cả đáp ứng.
Ô Nhã Thị cũng là người duy nhất trong Tứ đại sủng phi (Huệ phi, Nghi phi, Vinh phi, Đức phi) của hoàng đế Khang Hy không xuất thân từ tú nữ.
Với dung mạo xinh đẹp, thông minh, tính cách dịu dàng, khiêm nhường và không thích tranh đấu, Ô Nhã Thị lọt vào "mắt xanh" của hoàng đế Khang Hy. Theo đó, bà được ông đưa vào hậu cung. Vào năm Khang Hy thứ 17 (tức năm 1678), bà hạ sinh tứ hoàng tử Dận Chân.
Năm Khang Hy thứ 20, Ô Nhã Thị được phong làm Đức Phi, xếp vào hàng tứ phi. Chỉ trong 10 năm (từ 1678 - 1688), Ô Nhã Thị sinh được 3 hoàng tử và 3 công chúa. Điều này cho thấy hoàng đế Khang Hy rất sủng ái bà.
Sau khi vua Khang Hy băng hà, Ung Chính đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Không lâu sau khi con trai trở thành tân vương, Ô Nhã thị qua đời. Bà được Ung Chính truy phong làm hoàng hậu và sau đó là thái hậu.
Mời độc giả xem video: Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trong cuộc đối thoại cấp cao. Nguồn: VTV24.
Tâm Anh (TH)