Tiết lộ mới về hành tinh lùn Ceres gây choáng váng
Hình ảnh mới vừa tiết lộ, ghi cảnh bề mặt của một ngọn núi phi thường trên bề mặt hành tinh lùn Ceres, khiến các nhà khoa học vũ trụ choáng váng, giống như không có gì mà loài người từng thấy trước đây.
Mới đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiết lộ hình ảnh bề mặt của một ngọn núi phi thường trên bề mặt hành tinh lùn Ceres.
NASA đã sử dụng tàu vũ trụ Dawn để ghi lại hình ảnh bí ẩn. Tàu vũ trụ Dawn được phóng lên vũ trụ vào năm 2015 để du hành đến hành tinh lùn băng giá Ceres.
Hình ảnh ngọn núi bí ẩn mới khiến các nhà khoa học phát thốt lên kinh ngạc, các nhà nghiên cứu cho biết nó "giống như không có gì mà loài người từng thấy trước đây".
Theo thông tin đăng tải, ngọn núi phi thường trên bề mặt hành tinh lùn Ceres đạt đến độ cao hơn 13.000 feet, chỉ bằng một nửa chiều cao của ngọn núi lớn nhất Trái đất, đỉnh Everest, ở mức 29.029 feet. Sự bất thường ở đây là những sườn dốc kỳ lạ với những vệt dọc khác thường.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra sự hình thành của nó, NASA đưa ra một lý thuyết là do dựa trên nhiều phép đo trọng lực, một bong bóng bùn đã nổi lên từ sâu bên trong hành tinh lùn và đẩy qua bề mặt băng giá và sau đó đóng băng.
Nhà nghiên cứu Wladimir Neumann thuộc Viện nghiên cứu hành tinh DLR ở Berlin-Adlershof và Đại học Münster cho biết, một phần của hành tinh lùn nơi Ahuna Mons tọa lạc khá linh hoạt, có thể di chuyển và ít nhất là một phần chất lỏng. Trong khu vực này, "'bong bóng' này hình thành trong lớp phủ của Ceres bên dưới Ahuna Mons là hỗn hợp của nước mặn và các thành phần đá.
Hình ảnh của các điểm sáng tối có thể được nhìn thấy trên bề mặt với các vệt phù hợp với những gì được tìm thấy ở bên sườn núi.
Phát hiện mới làm củng cố thêm giả định khả năng Ceres có thể hỗ trợ sự sống.
Ceres vừa là một hành tinh lùn và các tiểu hành tinh được biết đến lớn nhất trên Hệ Mặt Trời của chúng ta, với đường kính gần 600 dặm. Lần đầu tiên được xác định bởi Giuseppe Piazzi vào năm 1801, Ceres ngồi trong vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, và là vật thể lớn nhất trong cụm.
Đây cũng là quê hương của Ahuna Mons, ngọn núi lớn nhất trên tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Ahuna Mons là một trong vô số những chi tiết kỳ dị được Dawn chụp từ hành tinh lùn.