Do lo ngại sự ảnh hưởng của Iran tại khu vực Trung Đông, có thông tin cho rằng, Arab Saudi đã để ngỏ bầu trời, ngầm cho phép Israel xuất kích tấn công Iran. Tuy nhiên cả hai nước đều phủ nhận thông tin này; nhưng hai quốc gia, hiện đang tiến gần hơn đến việc thiết lập quan hệ chính thức. Ảnh: Bản đồ địa chính trị khu vực Trung Đông - Nguồn: Wikipedia.
Hiện nay ở khu vực Trung Đông, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã được Mỹ đồng ý bán cho chiến đấu cơ tàng hình F-35; nhưng chưa rõ dưới thời Tổng thống Joe Biden, tiêm kích F-35 có được bán rộng rãi tại khu vực Trung Đông, hay chỉ giành cho đồng minh thân thiết Israel. Nguồn: Wikipedia.
Trong khi chính quyền Trump thừa nhận rằng, UAE có nhiều khả năng nhận được máy bay tàng hình F-35, sau khi nước này bình thường hóa quan hệ với Israel vào đầu năm nay; Nhà Trắng dưới thời Trump vẫn duy trì quan điểm việc bán máy bay F-35, không liên quan đến tiến trình hòa bình tại Trung Đông. Nguồn: Wikipedia.
Giờ đây, tình hình có vẻ êm xuôi khi cả hai đều hướng tới bình thường hóa quan hệ và đều có chung một kẻ thù là …Iran, và việc Arab Saudi nếu có sở hữu chiến đấu cơ F-35, chắc cũng không làm ảnh hưởng đến an ninh của Iran. Nguồn: Wikipedia.
Còn theo thông tin từ tờ Middle East Monitor, Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman đã từ chối đưa ra bất kỳ nhượng bộ chính trị nào, bao gồm cả việc ký bất kỳ thỏa thuận bình thường hóa chính thức nào với Israel để đổi lấy việc vương quốc này có được máy bay F-35 từ Mỹ. Ảnh: Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman - Nguồn: Wikipedia.
Cũng có thông tin cho rằng Thái tử Salman chỉ gửi yêu cầu mua máy bay F-35 qua các kênh chính thức và hoàn toàn minh bạch. Thái tử Salman nói thêm rằng, ông sẽ không tìm cách mua máy bay chiến đấu F-35, như một phần của thỏa thuận phòng thủ. Nguồn: Wikipedia.
Trong quá khứ, Arab Saudi đã mua vũ khí hiện đại của Mỹ, thông qua các kênh chính thức; đặc biệt là vào những năm 1980, khi họ mua máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 và máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không (AWACS), trong một thỏa thuận được công khai với Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15 của Arab Saudi - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên khi đó, hợp đồng bán máy bay cho Arab Saudi, là một phần của chương trình “Peace Sentinel” 1981–1986, nhằm giúp Không quân Arab Saudi một hệ thống cảnh báo tiên tiến, để bảo vệ các mục tiêu nhạy cảm, dọc theo Vịnh Ba Tư; nhất là từ các căn cứ không quân Iran gần đó. Arab Saudi đã mua 5 chiếc AWACS E-3A. Ảnh: Buổi đón nhận máy bay AWACS E-3A của Arab Saudi - Nguồn: Wikipedia.
Còn trong tình hình hiện nay, việc có hay không bán F-35 cho Arab Saudi đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt ở Mỹ, vì liên quan đến an ninh quốc gia của cả Arab Saudi và cả Israel. Việc nay đã gây ra sự phản đối từ các nhà lập pháp nổi tiếng của Mỹ cũng như từ các nhóm vận động hành lang người Do Thái.Nguồn: Wikipedia.
Trong khi việc mua bán chưa diễn ra, để giải quyết những lo ngại của Israel, thì khả năng tiêm kích tàng hình F-35 chỉ được trang bị đặc biệt cho nhu cầu phòng thủ của khu vực Vịnh Ba Tư và Biển Đỏ. Nếu như vậy, Arab Saudi sẽ được Israel bật đèn xanh để mua loại chiến đấu cơ tối tân này. Nguồn: Wikipedia.
Một yếu tố khác là Thái tử Salman gần đây còn lưu ý rằng, chính phủ của ông đang nghiên cứu nhu cầu, để có được các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn. Mối đe dọa lớn nhất đối với Arab Saudi có thể là từ Iran, và F-35 mới có thể tạo thế cân bằng chiến lược giữa Arab Saudi và Iran. Nguồn: Wikipedia.
Trong quá khứ, Arab Saudi không phải là một quốc gia "hiếu chiến" với Israel. Lần duy nhất hai quốc gia thực sự chiến đấu với nhau, là khi Arab Saudi là thành viên của Liên đoàn Ả Rập và gửi quân viễn chinh tham gia trong Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948. Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù luôn nhận mình là "Ảnh Cả" trong khối Arab, nhưng thực chất, Arab Saudi đã không tham gia vào cuộc xung đột với Israel kể từ Chiến tranh Trung Đông năm 1958; và không có lý do gì để Israel phải "sợ" Arab Saudi. Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù đã có những lúc căng thẳng, nhưng kể từ "Mùa xuân Ả Rập", chính phủ Israel phần lớn coi chính phủ Arab Saudi là quốc gia bảo đảm cho sự ổn định. Và có tin rằng, Arab Saudi và Israel đang tiến tới bình thường hóa quan hệ, mặc dù giữa hai nước còn có những quan điểm khác biệt. Nguồn: Wikipedia.
Gần đây tại khu vực Trung Đông, Iran nổi lên như là một mối đe dọa an ninh khu vực. Nếu nỗi sợ hãi về Iran, có thể khiến Arab Saudi thiết lập mối quan hệ với Israel, nước có thể có, vũ khí đủ sức tấn công Iran; chỉ cần sự giúp sức của Arab Saudi và điều đó có thể tốt hơn cả việc Arab Saudi mua tiêm kích F-35. Nguồn: Wikipedia.
Dự án tiêm kích đục khoét ngân sách của gần như mọi quốc gia NATO. Nguồn: QPVN.
Tiến Minh