Chúng ta không biết chính xác từ bao giờ con người đã vẽ các hình tim trên các bức tường, nhưng có thể chắc chắn rằng hình trái tim đã có từ rất lâu đời. Có chứng cứ về những hình tim do những người thợ săn Cro-Magnon sống cuối thời đại Đồ Đá vẽ, nhưng con người vẫn chưa khám phá được ý nghĩa của những hình vẽ này. Ảnh: Hình vẽ vị thần Dionysus trên vò rượu có niên đại khoảng 550 TCN. Những chiếc lá dây thường xuân hình trái tim vẽ bên cạnh hình của vị thần được nhìn thấy rõ ràng.
Trong ảnh là những chiếc lá dây thường xuân được khắc trên một ngôi mộ, biểu tượng cho tình yêu vĩnh hằng. Người ta cũng thường trồng dây thường xuân trên mộ với ý nghĩa tương tự. Những người Ai Cập cổ đại nghĩ rằng, trái tim là trung tâm của cuộc sống và nhân cách con người. Điều này cũng khá tương tự với suy nghĩ của người Hy Lạp khi cho rằng, trái tim giúp cơ thể con người luôn ấm nóng.
Nhà bác học, triết học Aristotle và các nhà triết học bạn ông đều nghĩ rằng, trái tim điều khiển lý trí, suy nghĩ và cảm xúc. Trong khi người theo phái khắc kỉ nghĩ rằng, đây là nơi cư ngụ của linh hồn con người.
Nhiều người tin rằng, nguồn gốc của biểu tượng trái tim là hạt silphium hình tim (loại hạt được dùng để chữa bệnh vào thời cổ đại). Nghệ thuật vẽ tranh của người Minoan cổ xưa có nhiều bức vẽ hình hoa và lá, phần lớn là hình trái tim. Trong ảnh là nghệ thuật chạm khắc hình tim thế kỉ 18, mô tả Chúa Jesus khi còn là một đứa trẻ đang ngủ trong truyền thống của Pê–ru hay là hòn đá Huamanga. Biểu tượng hình tim này được hội truyền giáo Thiên Chúa giáo mang tới Tân thế giới (tên chỉ Châu Mỹ từ thế kỉ 16).
Đây là trái tim tưởng tượng của vua Robert the Bruce. Ông đã yêu cầu quần thần lấy trái tim ông ra khỏi thân xác sau khi ông qua đời và mang theo trong chiến trận, sau này trái tim được chôn ở tu viện Melrose. Lễ mai táng chỉ dành riêng cho trái tim được tách khỏi thi thể của các vị vua rất phổ biến vào thời trung cổ.
Về sau, dây thường xuân là biểu tượng về sống lâu và bò dài ra như tình yêu vĩnh cửu. Chính vì vậy, nhiều ngôi mộ của người La Mã, Hy Lạp và thậm chí những người Cơ-đốc giáo vẫn có dây thường xuân bám vào với thông điệp: Người chết đã ra đi, nhưng tình yêu của họ vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho người còn sống.
Hình trái tim là một mô típ quen thuộc trong các hình xăm xưa và nay, biểu tượng cho tình yêu.
Tiếp theo là biểu tượng trái tim trong thời trung cổ. Những chiếc lá có hình trái tim không chỉ xuất hiện trong các hình minh họa ở tu viện, mà còn bắt đầu xuất hiện trong các bức vẽ của những người yêu nhau. Những chiếc lá dần dần mang màu đỏ - đây là một biểu tượng khác về tình yêu và đam mê kể từ giai đoạn đầu trung đại. Bây giờ, biểu tượng trái tim tượng trưng cho tình yêu lãng mạn giữa nam và nữ, và tình yêu tâm hồn giữa con người và Chúa.
Trong ảnh là Thánh Augustino với một trái tim đang cháy rực. Bức tranh này được vẽ vào thế kỉ 17. Trong thần học của đạo Cơ- đốc, trái tim thiêng liêng đang bốc cháy tượng trưng cho sức mạnh làm biến đổi vạn vật của tình yêu thiêng liêng.
Các bác sĩ đạo Cơ- đốc giáo bị cấm giải phẫu con người và vì vậy, hình dạng thật của trái tim vẫn còn là bí ẩn. Những chiếc lá thường xuân là biểu tượng phù hợp với thân của nó được xem như ẩn dụ mang tính nghệ thuật cho động mạch chủ. Ảnh: Hình trái tim của Midlothian ở Edinburgh đánh dấu vị trí một nhà tù thế kỉ 15, nơi tử hình đã được diễn ra ở đây.
Có lẽ, biểu tượng trái tim được nhiều người biết đến nhất qua trò chơi bài trong suốt thế kỉ 15. Các họa sĩ và giới điêu khắc dùng biểu tượng này thường xuyên mà không sử dụng những chiếc lá dây thường xuân như trước đây. Biểu tượng trái tim thời kì này được dùng trên ống tay áo khoác cho tới các bia mộ. Chúng đều có ý nghĩa tương tự như dây thường xuân, đó là: tình yêu, trung thực, dũng cảm.
Hình trái tim trở nên phổ biến toàn cầu nhờ người truyền giáo. Họ coi biểu tượng thiêng liêng này là biểu trưng cho sự sùng đạo. Việc dùng các hình tượng trái tim ngày nay vẫn phổ biến và chúng ta có thể tìm thấy trong nghệ thuật của Thiên Chúa giáo trên khắp thế giới. Ảnh: Bản đồ hình trái tim thế kỉ 16 được thiết kế bởi nhà toán học, người chuyên vẽ bản đồ người Pháp Oronce Fine.
Một điều thú vị là chiếc lá hình tim cũng là biểu tượng của Phật giáo, nhưng ở đây nó biểu trưng cho chiếc lá của cây bồ đề. Tương truyền, Phật Thích Ca Mâu Ni đã được giác ngộ dưới bóng cây này.
Đàm Thị Lan (theo Scribol)