Tiết Thanh minh có bao nhiêu ngày? Nên kiêng kị điều gì trong Tết Thanh minh?
Vào năm 2023, Tết Thanh minh sẽ rơi vào ngày 5/4 dương lịch (tức ngày 15/2 âm lịch nhuận), sau khi kết thúc tiết Xuân phân và kéo dài đến ngày 20/4.
Tiết Thanh minh kéo dài khoảng 15 đến 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh minh.
Ngày Tết Thanh minh có các giờ tốt như: Giờ Sửu (01 giờ-03 giờ), Giờ Thìn (07 giờ-09 giờ), Giờ Ngọ (11 giờ-13 giờ), Giờ Mùi (13 giờ-15 giờ), Giờ Tuất (19 giờ-21 giờ), Giờ Hợi (21 giờ-23 giờ).
Về mặt nghĩa đen, "thanh" có nghĩa là trong lành, sạch sẽ, "minh" có nghĩa là tươi sáng. Tiết Thanh minh nghĩa là khi trời mát mẻ, quang đãng.
Thanh minh là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Tính từ đầu năm trở đi, Tiết Thanh minh đứng thứ 5, sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân.
Ở miền Bắc Việt Nam, đây là thời điểm trời đã hết mưa phùn, nồm ẩm, thời tiết trở nên trong sáng, dễ chịu.
Tết Thanh minh là một ngày có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt từ bao đời nay. Bên cạnh những điều kiêng kỵ không nên làm thì mỗi gia đình cần lưu ý những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm may mắn, an vui.
Ngày Tết Thanh minh là dịp mà con cháu có cơ hội thể hiện được tấm lòng hiếu thuận của mình qua những hành động khác nhau, nhằm báo hiếu, trả nghĩa, ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của tổ tiên, cội nguồn, trong số đó có hoạt động tảo mộ gia tiên, dòng họ vào ngày Tết Thanh minh là không thể bỏ qua.
Công việc chính của tảo mộ chủ yếu là dọn cỏ, quét dọn lại những ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, rồi sau đó thắp hương, cắm hoa. Nếu gia đình ở xa thì có thể tự lập mâm cúng và thắp hương từ xa gọi là cúng vọng tâm.
Khi đi tảo mộ cũng nên cho trẻ con đi theo cùng để con cháu biết được vị trí mà ngôi mộ của ông bà nằm ở đâu.
Ngày Thanh minh cũng là dịp mà mỗi gia đình nên dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, lau bát hương, thay hoa cho gọn gàng, sạch sẽ, để thể hiện lòng thành kính, có sự chăm sóc, tiếp đón của con cháu đối với chân linh của tổ tiên, ông bà.
Làm lễ cúng Tết Thanh minh cũng là hoạt động không thể thiếu vào ngày này, mỗi gia đình sẽ phải chuẩn bị lễ vật và cách cúng đúng cách sau khi tảo mộ để thể hiện sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
Những điều nên kiêng kị vào dịp Tết Thanh minh
Vào ngày Tết Thanh minh, mọi người cần chuẩn bị mâm cúng tại nhà, ngoài mộ để thờ cúng tổ tiên.
Ý nghĩa chính của ngày lễ tảo mộ này đó là sự nhớ ơn và mời tổ tiên về ăn Tết, tụ tập với gia đình. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không được dàn hàng ngang trước mộ và chụp ảnh tập thể.
Tuy nhiên, các hoạt động trong buổi tế lễ vẫn có thể được chụp hình lại một cách tự nhiên mà sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của gia đình.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên ý nghĩa ngày Tết Thanh minh chính là sự thành kính trong lúc các thành viên trong gia đình thực hiện tế lễ. Chính vì thế, bên cạnh việc phải dọn dẹp sạch sẽ cỏ dại và thêm đất mới, hoa tươi hay trái cây cho ngôi mộ, bạn cần phải bỏ qua hết tạp niệm trong lòng, thay vào đó là một thái độ cung kính khi thực hiện tế lễ.
Trong lúc tiến hành lễ cúng mộ, bạn cần lưu ý phải giữ thái độ nghiêm trang và đặc biệt là không được kêu tên nhau. Bởi việc này sẽ không thể hiện được sự thành kính với người qua đời, đồng thời, có thể mang lại những điều xui rủi, không may cho gia đình của bạn.
Để bảo vệ cho sức khỏe cũng như giúp ngày lễ thêm ý nghĩa hơn, các gia đình cần lưu ý không nên chọn giờ tảo mộ lúc trời chưa sáng hay còn tối nhập nhoạng nhằm tránh chướng khí, tà ma có thể tác động xấu đến người đi thăm mộ.
Bên cạnh đó, các gia đình nên tảo mộ trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, bởi vì đây là lúc sắc trời quang đãng, dương khí dồi dào, từ đó giúp quá trình thực hiện tế lễ trở nên dễ dàng, thoải mái hơn.
Việc tế lễ ở những nơi hẻo lánh, vắng vẻ vừa mang nguy cơ xảy ra sự cố nguy hiểm không lường trước được, vừa có thể dễ bị nhiễm tà khí theo quan niệm phong thủy. Do đó, nếu trong trường hợp bắt buộc cần đi thì bạn nên đi thăm mộ cùng với một nhóm nhiều người.
Các thành viên trong gia đình khi đi tảo mộ cần lưu ý không được đạp dẫm trên các ngôi mộ hay đá vào đồ cúng trên phần mộ của người khác, vì như thế vừa không thể hiện được sự kính trọng, nghiêm trang, vừa có thể khiến gia đình mình gặp những điều xui rủi, không may sau ngày tảo mộ.
Nếu khi đi tảo mộ mà gia đình bạn có dắt theo trẻ nhỏ thì bạn cần lưu ý phải giữ yên tĩnh trong khu vực mộ phần, tránh việc ăn uống rồi cười đùa, quát mắng lớn tiếng, gây phiền nhiễu cho mọi người xung quanh và đặc biệt là thể hiện sự bất kính đối với tổ tiên đã qua đời.
Con gái đang trong thời kỳ có kinh nguyệt cũng như phụ nữ mang thai không nên tảo mộ trong ngày Tết Thanh minh, bởi lúc này sức đề kháng của họ đang yếu, rất dễ bị nhiễm lạnh, khí hàn từ khu vực mộ phần, chính vì thế việc thăm mộ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ và cả thai nhi.
Nếu bình thường bạn là người yếu bóng vía hay có sức khỏe, khí trường yếu, sau khi tảo mộ và về nhà thì bạn nên bước qua chậu lửa hay rắc nước lá bưởi lên người để loại bỏ hết những năng lượng xấu, tránh tình trạng bị nhiễm lạnh, sốt và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình.
Nên chú ý xung quanh mộ khi đi tảo mộ. Vì việc này vừa là để xem xét tình hình phần mộ, vừa là nhằm thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên của gia đình.
Cụ thể, nếu trong trường hợp quan sát thấy có vũng nước sát mộ hay thậm chí vào sâu bên trong, bạn cần dọn dẹp sạch sẽ vì việc này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến vận mệnh của người đời sau.
Ngoài ra, cần lưu ý một vài những điều kiêng kỵ khác trong ngày Thanh minh: Không tổ chức đám cưới, sinh nhật, tân gia vào Tết Thanh minh, không để tóc rủ trước trán, không mua giày mới...