Tiểu hành tinh giết chết khủng long, vì sao loài chim sống sót ngoạn mục?

Nhiều loài động vật đã tuyệt chủng, nhưng một số ít vẫn sống sót sau thảm họa tiểu hành tinh giết chết khủng long.

Khi tiểu hành tinh giết chết khủng long va chạm với Trái đất khoảng 66 triệu năm trước, nó gây ra một loạt các sự kiện kinh hoàng - sóng xung kích, cháy rừng, mưa axit, sóng thần, núi lửa phun trào và các điều kiện giống như mùa đông hạt nhân - giết chết hàng loạt các loài động vật. Nhưng thật bí ẩn, một số ít loài đã sống sót, đó là một số loài chim.

Khi tiểu hành tinh giết chết khủng long va chạm với Trái đất khoảng 66 triệu năm trước, nó gây ra một loạt các sự kiện kinh hoàng - sóng xung kích, cháy rừng, mưa axit, sóng thần, núi lửa phun trào và các điều kiện giống như mùa đông hạt nhân - giết chết hàng loạt các loài động vật. Nhưng thật bí ẩn, một số ít loài đã sống sót, đó là một số loài chim.

Nhưng tại sao một số loài chim lại tồn tại lâu dài sau thảm họa, trong khi những dòng khác lại bị diệt vong? Nghiên cứu mới về hộp sọ chim cổ đại được bảo quản tốt cho thấy, loài chim sống sót sau trận thảm họa có vùng não trước lớn một cách khác thường. Trong ảnh là hóa thạch (bên trên) và hình tái tạo não kỹ thuật số (dưới) của loài chim có răng Ichthyornis. Ảnh: @Chris Torres.

Nhưng tại sao một số loài chim lại tồn tại lâu dài sau thảm họa, trong khi những dòng khác lại bị diệt vong? Nghiên cứu mới về hộp sọ chim cổ đại được bảo quản tốt cho thấy, loài chim sống sót sau trận thảm họa có vùng não trước lớn một cách khác thường. Trong ảnh là hóa thạch (bên trên) và hình tái tạo não kỹ thuật số (dưới) của loài chim có răng Ichthyornis. Ảnh: @Chris Torres.

Mặc dù không rõ chính xác cách thức mà những con chim có não trước lớn hơn đã giúp chúng sống sót như thế nào, nhưng nhiều khả năng vì não trước chịu trách nhiệm cho nhiều quá trình. Nó có thể liên quan đến sự dẻo dai trong hành vi - những con chim có não trước lớn hơn đó có thể sửa đổi hành vi của chúng đủ nhanh để theo kịp tốc độ môi trường của chúng thay đổi nhanh chóng do thảm họa gây nên", trưởng nhóm nghiên cứu Chris Torres thuộc Quỹ Khoa học Quốc gia tại Đại học Y học xương khớp Heritage cho biết trong một tuyên bố.

Mặc dù không rõ chính xác cách thức mà những con chim có não trước lớn hơn đã giúp chúng sống sót như thế nào, nhưng nhiều khả năng vì não trước chịu trách nhiệm cho nhiều quá trình. Nó có thể liên quan đến sự dẻo dai trong hành vi - những con chim có não trước lớn hơn đó có thể sửa đổi hành vi của chúng đủ nhanh để theo kịp tốc độ môi trường của chúng thay đổi nhanh chóng do thảm họa gây nên", trưởng nhóm nghiên cứu Chris Torres thuộc Quỹ Khoa học Quốc gia tại Đại học Y học xương khớp Heritage cho biết trong một tuyên bố.

Xương chim rất tinh tế và hiếm khi hóa thạch được bảo quản tốt, có nghĩa là các nhà khoa học hầu như không bao giờ có được cái nhìn tốt về vỏ não của loài chim cổ đại, phần bên trong hộp sọ nơi não bộ nằm. Nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hóa thạch một phần được bảo quản tốt của Ichthyornis, một loài chim có răng cổ đại sống trong kỷ Phấn trắng, hóa thạch bảo quản trong một khối đá có niên đại 82 triệu đến 87 triệu năm trước ở Kansas.

Xương chim rất tinh tế và hiếm khi hóa thạch được bảo quản tốt, có nghĩa là các nhà khoa học hầu như không bao giờ có được cái nhìn tốt về vỏ não của loài chim cổ đại, phần bên trong hộp sọ nơi não bộ nằm. Nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hóa thạch một phần được bảo quản tốt của Ichthyornis, một loài chim có răng cổ đại sống trong kỷ Phấn trắng, hóa thạch bảo quản trong một khối đá có niên đại 82 triệu đến 87 triệu năm trước ở Kansas.

Để rõ hơn, Torres và các đồng nghiệp của ông đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) X-ray để tái tạo lại cấu trúc bộ xương và não bộ của Ichthyornis bằng kỹ thuật số. Một phân tích về hình dạng bộ não cho thấy, những loài chim cổ đại như Ichthyornis có bộ não trước khá lớn, hay nói rõ hơn não của nó giống não của khủng long hơn là não của các loài chim sống hiện nay. Ảnh: @Chris Torres.

Để rõ hơn, Torres và các đồng nghiệp của ông đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) X-ray để tái tạo lại cấu trúc bộ xương và não bộ của Ichthyornis bằng kỹ thuật số. Một phân tích về hình dạng bộ não cho thấy, những loài chim cổ đại như Ichthyornis có bộ não trước khá lớn, hay nói rõ hơn não của nó giống não của khủng long hơn là não của các loài chim sống hiện nay. Ảnh: @Chris Torres.

Torres cho biết những con chim này có "phần não trước khổng lồ so với phần não còn lại", thậm chí lớn hơn so với não trước của các loài chim và khủng long cổ đại sống ngay trước cuộc tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Phấn trắng.

Torres cho biết những con chim này có "phần não trước khổng lồ so với phần não còn lại", thậm chí lớn hơn so với não trước của các loài chim và khủng long cổ đại sống ngay trước cuộc tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Phấn trắng.

Có lẽ phần não trước lớn này đã mang lại cho tổ tiên của các loài chim Ichthyornis một lợi thế tiến hóa giúp chúng sống sót sau "thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu đã xảy ra trong đợt tuyệt chủng hàng loạt đó”.

Có lẽ phần não trước lớn này đã mang lại cho tổ tiên của các loài chim Ichthyornis một lợi thế tiến hóa giúp chúng sống sót sau "thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu đã xảy ra trong đợt tuyệt chủng hàng loạt đó”.

Phân tích cấu trúc não cho thấy, não chim Ichthyornis không tiến triển theo thời gian lộ trình, mà được phát triển như một tổ hợp cấu trúc não phức tạp tức thời. Jack Tseng, trợ lý giáo sư cổ sinh vật tại Đại học California cho biết trong một tuyên bố: “Đó không phải là một tiến trình phát triển theo tuyến tính rõ ràng, mà là biến đổi phức tạp, tức thì để thích nghi tốt hơn”.

Phân tích cấu trúc não cho thấy, não chim Ichthyornis không tiến triển theo thời gian lộ trình, mà được phát triển như một tổ hợp cấu trúc não phức tạp tức thời. Jack Tseng, trợ lý giáo sư cổ sinh vật tại Đại học California cho biết trong một tuyên bố: “Đó không phải là một tiến trình phát triển theo tuyến tính rõ ràng, mà là biến đổi phức tạp, tức thì để thích nghi tốt hơn”.

Huỳnh Dũng (Theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tieu-hanh-tinh-giet-chet-khung-long-vi-sao-loai-chim-song-sot-ngoan-muc-1623341.html