Tìm nguyên nhân T-80BVM bắn 5 quả tên lửa, trượt 4 khiến Nga 'mất mặt'

Tại diễn đàn Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế 2020 (Army 2020), xe tăng T-80 lại tiếp tục làm 'mất mặt' chủ nhà Nga, khi trình diễn màn phóng tên lửa chống tăng tệ hại.

Thực chất Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế 2020 (Army 2020) là một hội chợ thiết bị quân sự của Nga. Phía Nga sử dụng Diễn đàn này để trưng bày các loại vũ khí, trang bị như một nội dung tiếp thị quan trọng của vũ khí do Nga sản xuất. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không “Antey-4000” được trưng bày trong Diễn đàn - Nguồn: TASS

Thực chất Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế 2020 (Army 2020) là một hội chợ thiết bị quân sự của Nga. Phía Nga sử dụng Diễn đàn này để trưng bày các loại vũ khí, trang bị như một nội dung tiếp thị quan trọng của vũ khí do Nga sản xuất. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không “Antey-4000” được trưng bày trong Diễn đàn - Nguồn: TASS

Nhiều loại vũ khí được trưng bày tại Diễn đàn này, để tăng tính trực quan, phía Nga còn tổ chức bắn đạn thật với một số vũ khí để khách hàng trực tiếp “mắt thấy – tai nghe”. Nhưng trong màn bắn đạn thật năm nay, chiếc xe tăng T-80 gây ra sự cố, khiến chủ nhà Nga “ngượng” chín mặt. Ảnh: Xe tăng T-80BVM thực hiện màn “bắn trượt” tên lửa - Nguồn: Sina

Trong phần phô diễn hỏa lực, xe tăng chiến đấu chủ lực T-80BVM đã không thể hiện được khả năng, khi thực hiện màn phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo; ở cự ly 2.700 mét, chiếc T-80BVM phóng 5 tên lửa, trong đó 4 tên lửa đều trượt mục tiêu. Ảnh: Mục tiêu mà xe tăng T-80BMV bắn trượt - Nguồn: Sina

Trong phần phô diễn hỏa lực, xe tăng chiến đấu chủ lực T-80BVM đã không thể hiện được khả năng, khi thực hiện màn phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo; ở cự ly 2.700 mét, chiếc T-80BVM phóng 5 tên lửa, trong đó 4 tên lửa đều trượt mục tiêu. Ảnh: Mục tiêu mà xe tăng T-80BMV bắn trượt - Nguồn: Sina

Xe tăng T-80BVM là mẫu cải tiến mới nhất của T-80BV, được áp dụng một loạt nâng cấp từ động cơ cho đến hỏa lực; hiện nay chỉ có Lữ đoàn xe tăng cơ động của Hạm đội phương Bắc mới được trang bị loại xe tăng này vào năm 2019. Ảnh: Xe tăng T-80BVM - Nguồn: Wikipedia.

Xe tăng T-80BVM là mẫu cải tiến mới nhất của T-80BV, được áp dụng một loạt nâng cấp từ động cơ cho đến hỏa lực; hiện nay chỉ có Lữ đoàn xe tăng cơ động của Hạm đội phương Bắc mới được trang bị loại xe tăng này vào năm 2019. Ảnh: Xe tăng T-80BVM - Nguồn: Wikipedia.

Không chỉ có tên lửa chống tăng phóng từ xe tăng T-80BVM không trúng mục tiêu, các tên lửa do pháo của xe tăng T-90 bắn cũng không trúng mục tiêu; ngược lại, các tên lửa do pháo của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 cải tiến bắn tại chỗ đều trúng. Ảnh: Xe tăng T-90M - Nguồn: Wikipedia.

Không chỉ có tên lửa chống tăng phóng từ xe tăng T-80BVM không trúng mục tiêu, các tên lửa do pháo của xe tăng T-90 bắn cũng không trúng mục tiêu; ngược lại, các tên lửa do pháo của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 cải tiến bắn tại chỗ đều trúng. Ảnh: Xe tăng T-90M - Nguồn: Wikipedia.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 và T-90 là những xe tăng có tính năng kỹ chiến thuật cao nhất của Quân đội Nga hiện nay (trừ loại T-14 Armata nhưng chưa đưa vào biên chế) thực hiện màn phóng tên lửa “tệ hại” so với xe tăng T-72 cải tiến; điều này chắc chắn khiến quân đội Nga “mất thể diện”. Ảnh: Xe tăng T-72B3 đã bắn trúng các mục tiêu - Nguồn: TASS

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 và T-90 là những xe tăng có tính năng kỹ chiến thuật cao nhất của Quân đội Nga hiện nay (trừ loại T-14 Armata nhưng chưa đưa vào biên chế) thực hiện màn phóng tên lửa “tệ hại” so với xe tăng T-72 cải tiến; điều này chắc chắn khiến quân đội Nga “mất thể diện”. Ảnh: Xe tăng T-72B3 đã bắn trúng các mục tiêu - Nguồn: TASS

Theo thông báo từ phía Nga, xe tăng T-80BVM và T-90 đã phóng tên lửa chống tăng 9M119 Svir và tên lửa 9M119M Refleks; đây là 2 loại tên lửa chống tăng phóng qua nòng pháo tiên tiến nhất của quân đội Nga hiện nay. Ảnh: Tên lửa 9M119 Svir - Nguồn: Wikipedia.

Theo thông báo từ phía Nga, xe tăng T-80BVM và T-90 đã phóng tên lửa chống tăng 9M119 Svir và tên lửa 9M119M Refleks; đây là 2 loại tên lửa chống tăng phóng qua nòng pháo tiên tiến nhất của quân đội Nga hiện nay. Ảnh: Tên lửa 9M119 Svir - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa 9M119 Svir và 9M119M Refleks sử dụng phương pháp dẫn hướng lái bám chùm laser, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, được phát triển bởi Liên Xô. Hai loại đạn tên lửa này giống nhau, nhưng khác nhau về tầm bắn và được thiết kế để phóng từ pháo nòng trơn 125 mm của xe tăng. Ảnh: Tên lửa 9M119M Refleks - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa 9M119 Svir và 9M119M Refleks sử dụng phương pháp dẫn hướng lái bám chùm laser, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, được phát triển bởi Liên Xô. Hai loại đạn tên lửa này giống nhau, nhưng khác nhau về tầm bắn và được thiết kế để phóng từ pháo nòng trơn 125 mm của xe tăng. Ảnh: Tên lửa 9M119M Refleks - Nguồn: Wikipedia.

Theo quảng cáo từ Nga, hai loại tên lửa trên không chỉ có thể tiêu diệt các mục tiêu bọc thép di động, mà còn có thể tiêu diệt máy bay trực thăng bay thấp; tên lửa được nạp bằng bộ nạp đạn tự động như đạn pháo tăng thông thường. Tầm bắn tối đa của tên lửa là 5 km và có thể xuyên 600 milimet thép đồng nhất (tên lửa 9M119M có thể xuyên 900 mm). Ảnh: Tên lửa 9M119 Svir - Nguồn: Wikipedia.

Theo quảng cáo từ Nga, hai loại tên lửa trên không chỉ có thể tiêu diệt các mục tiêu bọc thép di động, mà còn có thể tiêu diệt máy bay trực thăng bay thấp; tên lửa được nạp bằng bộ nạp đạn tự động như đạn pháo tăng thông thường. Tầm bắn tối đa của tên lửa là 5 km và có thể xuyên 600 milimet thép đồng nhất (tên lửa 9M119M có thể xuyên 900 mm). Ảnh: Tên lửa 9M119 Svir - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa phóng từ pháo tăng là vũ khí mới mà xe tăng Liên Xô sử dụng trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh. Nó tạo ra khoảng cách về kỹ thuật giữa pháo nòng trơn 125mm do Liên Xô sản xuất và pháo nòng trơn 120mm thế hệ mới của phương Tây. Ảnh: Tên lửa 9M119 Svir - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa phóng từ pháo tăng là vũ khí mới mà xe tăng Liên Xô sử dụng trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh. Nó tạo ra khoảng cách về kỹ thuật giữa pháo nòng trơn 125mm do Liên Xô sản xuất và pháo nòng trơn 120mm thế hệ mới của phương Tây. Ảnh: Tên lửa 9M119 Svir - Nguồn: Wikipedia.

Với tên lửa chống tăng phóng qua nòng, xe tăng của Liên Xô có thể tấn công chính xác những mục tiêu ở xa hơn. Tuy nhiên khái niệm này đã không được các xe tăng phương Tây chấp nhận (M551 hay M60A2 không được tính là loại tên lửa chống tăng đặc biệt). Ảnh: Tên lửa 9M119 Svir - Nguồn: Wikipedia.

Với tên lửa chống tăng phóng qua nòng, xe tăng của Liên Xô có thể tấn công chính xác những mục tiêu ở xa hơn. Tuy nhiên khái niệm này đã không được các xe tăng phương Tây chấp nhận (M551 hay M60A2 không được tính là loại tên lửa chống tăng đặc biệt). Ảnh: Tên lửa 9M119 Svir - Nguồn: Wikipedia.

Học thuyết quân sự phương Tây cho rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực khó có thể quan sát hiệu quả mục tiêu ở khoảng cách hơn 3.000 mét. Khoảng cách chiến đấu của xe tăng chiến đấu nói chung là dưới 3.000 mét. Ảnh: Tên lửa 9M119 Svir - Nguồn: Wikipedia.

Học thuyết quân sự phương Tây cho rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực khó có thể quan sát hiệu quả mục tiêu ở khoảng cách hơn 3.000 mét. Khoảng cách chiến đấu của xe tăng chiến đấu nói chung là dưới 3.000 mét. Ảnh: Tên lửa 9M119 Svir - Nguồn: Wikipedia.

Vũ khí và đạn dược của Liên Xô/Nga luôn khiến mọi người ấn tượng về độ bền và đáng tin cậy, nhưng điều đó đề cập đến các sản phẩm cấp thấp, chẳng hạn như tiểu liên AK-47 hay những vũ khí không có điều khiển chính xác. Ảnh: Xe tăng T-80BMV - Nguồn: Wikipedia.

Vũ khí và đạn dược của Liên Xô/Nga luôn khiến mọi người ấn tượng về độ bền và đáng tin cậy, nhưng điều đó đề cập đến các sản phẩm cấp thấp, chẳng hạn như tiểu liên AK-47 hay những vũ khí không có điều khiển chính xác. Ảnh: Xe tăng T-80BMV - Nguồn: Wikipedia.

Nhưng về trang bị kỹ thuật phức tạp, độ tin cậy, hiệu suất và khả năng sử dụng của vũ khí Liên Xô/Nga so với các vũ khí cùng loại của phương Tây đã trở nên rõ ràng, đặc biệt là đối với vũ khí tên lửa. Khoảng cách giữa Nga và phương Tây ngày càng rộng về công nghệ điện tử, nhiên liệu năng lượng cao và động cơ hiệu suất cao. Ảnh: Xe tăng T-90M - Nguồn: Wikipedia.

Nhưng về trang bị kỹ thuật phức tạp, độ tin cậy, hiệu suất và khả năng sử dụng của vũ khí Liên Xô/Nga so với các vũ khí cùng loại của phương Tây đã trở nên rõ ràng, đặc biệt là đối với vũ khí tên lửa. Khoảng cách giữa Nga và phương Tây ngày càng rộng về công nghệ điện tử, nhiên liệu năng lượng cao và động cơ hiệu suất cao. Ảnh: Xe tăng T-90M - Nguồn: Wikipedia.

Video Xe tăng Nga liên tiếp phóng tên lửa trượt mục tiêu - Nguồn: Army 2020

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tim-nguyen-nhan-t-80bvm-ban-5-qua-ten-lua-truot-4-khien-nga-mat-mat-1427569.html