Tìm thấy vi khuẩn có kích thước lớn kỷ lục
Hôm 24-6, BBC đưa tin các nhà khoa học vừa phát hiện loại vi khuẩn có kích thước lớn kỷ lục, dài như lông mi của con người. Nó có tên T- Thiomargarita.
Hiện được xếp vào loại vi khuẩn lớn nhất thế giới.
Nó được phát hiện sống trên lá cây ở khu rừng ngập mặn bị trũng ở vùng biển Caribê thuộc Pháp. Vi khuẩn này không nguy hiểm và không thể gây bệnh cho người.
Jean-Marie Volland từ Viện gen chung tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley, Hoa Kỳ cho biết: "Những vi khuẩn này lớn hơn khoảng 5.000 lần so với hầu hết các vi khuẩn.
Một phát hiện quan trọng liên quan đến cách tế bào tổ chức bên trong của nó. Thông thường, vi khuẩn sẽ có DNA của chúng trôi nổi tự do trong chất lỏng, hoặc tế bào chất, lấp đầy cơ thể chúng. Nhưng DNA của vi khuẩn này lại “lưu trữ” bên trong một ngăn có màng bao bọc được coi là nơi bảo quản cái gọi là tế bào nhân chuẩn, là cơ sở xây dựng của các sinh vật bậc cao như con người, các động vật và thực vật khác.
Vi khuẩn này mang rất nhiều DNA. Mỗi tế bào có thể có nửa triệu bản sao của bộ gen.
Đây là một vi khuẩn sinh tổng hợp. Nó tạo ra đường mà nó cần để cung cấp nhiên liệu cho chính nó bằng cách oxy hóa các hợp chất lưu huỳnh được tạo ra bởi các chất hữu cơ phân hủy trong trầm tích của đầm lầy ngập mặn.
Giáo sư Olivier Gros, nhà vi sinh vật học tại Đại học Antilles, cho biết: “Tôi thấy chúng dính vào vỏ hàu, lá và cành, nhưng cũng có thể trên chai thủy tinh, chai nhựa hoặc dây thừng. Chúng chỉ cần một số chất nền cứng tiếp xúc với sunfua và tiếp xúc với nước biển để lấy oxy và CO2. Thật không may, nồng độ Thiomargarita cao nhất mà tôi tìm thấy là trên một túi nhựa".
Nhóm nghiên cứu đã công bố mô tả của họ về vi khuẩn này trên tạp chí Science tuần này. Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng họ có nhiều điều để tìm hiểu về cách sinh vật này hoạt động.
"Dự án này đã thực sự mở mang tầm mắt của chúng ta về sự đa dạng vi sinh vật chưa được khám phá đang tồn tại. Chúng ta thực sự chỉ đang biết ở dạng sơ khai bề mặt" - Tiến sĩ Shailesh Date từ Phòng thí nghiệm nghiên cứu hệ thống phức tạp tại Menlo Park ở Mỹ nhận định.