Tìm về 'làng cá gỗ' quê Bác xem bà con nông dân diễn tích trò cổ

'Làng cá gỗ' Quỳnh Đôi không chỉ nổi tiếng là vùng địa linh nhân kiệt, quê hương của những tên tuổi vang danh sử sách mà ngày nay người nông dân còn 'rũ bùn' để diễn xướng những tích cổ.

 Tìm về “làng cá gỗ” (xã Quỳnh Đô, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), du khách sẽ vô cùng bất ngờ với hình ảnh “Cá chép vượt vũ môn” thể hiện tinh thần của người làng Quỳnh vượt khó thành tài. Cổng làng cũng chính là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc, cụ cả Khiêm và cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã rời làng từ hơn 100 năm trước. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Tìm về “làng cá gỗ” (xã Quỳnh Đô, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), du khách sẽ vô cùng bất ngờ với hình ảnh “Cá chép vượt vũ môn” thể hiện tinh thần của người làng Quỳnh vượt khó thành tài. Cổng làng cũng chính là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc, cụ cả Khiêm và cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã rời làng từ hơn 100 năm trước. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Hậu trường của người dân làng Quỳnh chuẩn bị diễn hoạt cảnh về thời khắc gia đình cậu bé Nguyễn Sinh Cung xưa (Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời làng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Hậu trường của người dân làng Quỳnh chuẩn bị diễn hoạt cảnh về thời khắc gia đình cậu bé Nguyễn Sinh Cung xưa (Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời làng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Hoạt cảnh ngắn “Người đã về đây” do người dân làng Quỳnh thể hiện thu hút sự quan tâm của các đơn vị lữ hành và du khách 3 miền. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Hoạt cảnh ngắn “Người đã về đây” do người dân làng Quỳnh thể hiện thu hút sự quan tâm của các đơn vị lữ hành và du khách 3 miền. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Đây không phải là những diễn viên chuyên nghiệp, họ đều là người dân làng, những người thường ngày chân lấm tay bùn với công việc đồng áng nhưng vẫn hăng say nghệ thuật. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Đây không phải là những diễn viên chuyên nghiệp, họ đều là người dân làng, những người thường ngày chân lấm tay bùn với công việc đồng áng nhưng vẫn hăng say nghệ thuật. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Để diễn mượt mà hoạt cảnh ngắn “Người đã về đây,” những người dân làng Quỳnh cho biết đã phải bỏ nhiều tâm sức và thời gian tập luyện. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Để diễn mượt mà hoạt cảnh ngắn “Người đã về đây,” những người dân làng Quỳnh cho biết đã phải bỏ nhiều tâm sức và thời gian tập luyện. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Những diễn viên quần chúng của "làng cá gỗ" đã rất cố gắng và nỗ lực để tròn vai. Họ không chỉ diễn mà như đang kể câu chuyện lịch sử đã thấm đẫm từ tiềm thức và quen thuộc trong đời sống của mình. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Những diễn viên quần chúng của "làng cá gỗ" đã rất cố gắng và nỗ lực để tròn vai. Họ không chỉ diễn mà như đang kể câu chuyện lịch sử đã thấm đẫm từ tiềm thức và quen thuộc trong đời sống của mình. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Tiếp đó, cụm di tích đầu làng tiếp tục với câu chuyện gắn với Quỳnh Quận Công Hồ Phi Tích. Du khách hiểu thêm về sự tích và ý nghĩa con cá gỗ qua hoạt cảnh thú vị “Ông đồ Nghệ và con cá gỗ.” (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Tiếp đó, cụm di tích đầu làng tiếp tục với câu chuyện gắn với Quỳnh Quận Công Hồ Phi Tích. Du khách hiểu thêm về sự tích và ý nghĩa con cá gỗ qua hoạt cảnh thú vị “Ông đồ Nghệ và con cá gỗ.” (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Ngôi làng Quỳnh với những thế hệ nối tiếp từ hơn 600 năm lịch sử vẫn giữ nếp xưa cũ, hòa mình với dòng chảy thời gian để hôm nay là một làng nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Nghệ An, một làng văn hóa xã anh hùng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Ngôi làng Quỳnh với những thế hệ nối tiếp từ hơn 600 năm lịch sử vẫn giữ nếp xưa cũ, hòa mình với dòng chảy thời gian để hôm nay là một làng nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Nghệ An, một làng văn hóa xã anh hùng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Hoạt cảnh “Ông đồ Nghệ và con cá gỗ” cho thấy tinh thần khổ luyện thành tài của cả cộng đồng làng Quỳnh xưa và nay. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Hoạt cảnh “Ông đồ Nghệ và con cá gỗ” cho thấy tinh thần khổ luyện thành tài của cả cộng đồng làng Quỳnh xưa và nay. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Làng Quỳnh Đôi là một làng nhỏ gần biển nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khổ luyện thành tài, gắn với tên gọi Làng khoa bảng mà trong dân gian đã truyền tụng “Bắc Hà Hành Thiện, Hoan Diễn Quỳnh Đôi.” (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Làng Quỳnh Đôi là một làng nhỏ gần biển nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khổ luyện thành tài, gắn với tên gọi Làng khoa bảng mà trong dân gian đã truyền tụng “Bắc Hà Hành Thiện, Hoan Diễn Quỳnh Đôi.” (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Ngôi làng còn nổi tiếng là đất địa linh nhân kiệt, là quê hương của những tên tuổi nổi tiếng như: Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương, vua Hồ Quý Ly, anh hùng áo vải Tây Sơn - vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) với tên gọi khác nữa là Hồ Thơm, nhà hoạt động cách mạng Hồ Tùng Mậu, anh hùng lực lượng vũ trang Cù Chính Lan... (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Ngôi làng còn nổi tiếng là đất địa linh nhân kiệt, là quê hương của những tên tuổi nổi tiếng như: Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương, vua Hồ Quý Ly, anh hùng áo vải Tây Sơn - vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) với tên gọi khác nữa là Hồ Thơm, nhà hoạt động cách mạng Hồ Tùng Mậu, anh hùng lực lượng vũ trang Cù Chính Lan... (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Chị Văn Thị Mỹ Nàng, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sau khi tham quan "làng cá gỗ" và hiểu hơn về mảnh đất khoa bảng này cũng mong muốn con cháu mình sẽ có được tinh thần hiếu học và thành đạt như các thế hệ người dân làng Quỳnh. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Chị Văn Thị Mỹ Nàng, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sau khi tham quan "làng cá gỗ" và hiểu hơn về mảnh đất khoa bảng này cũng mong muốn con cháu mình sẽ có được tinh thần hiếu học và thành đạt như các thế hệ người dân làng Quỳnh. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Bên cạnh di tích thờ Quỳnh Quận Công Hồ Phi Tích là bia tưởng niệm Hồ Xuân Hương, nơi thờ nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu và bia tưởng niệm anh hùng lực lượng vũ trang Cù Chính Lan. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Bên cạnh di tích thờ Quỳnh Quận Công Hồ Phi Tích là bia tưởng niệm Hồ Xuân Hương, nơi thờ nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu và bia tưởng niệm anh hùng lực lượng vũ trang Cù Chính Lan. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Ông Hồ Phi Sinh là hậu duệ của Quận Công Hồ Phi Tích cho biết đang cùng vợ trực tiếp trông coi từ đường của cụ Hồ Phi Tích và đón tiếp du khách vào tham quan. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Ông Hồ Phi Sinh là hậu duệ của Quận Công Hồ Phi Tích cho biết đang cùng vợ trực tiếp trông coi từ đường của cụ Hồ Phi Tích và đón tiếp du khách vào tham quan. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Các điểm di tích của "làng cá gỗ" này nay đã trở thành điểm dừng chân của đông đảo du khách thập phương. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Các điểm di tích của "làng cá gỗ" này nay đã trở thành điểm dừng chân của đông đảo du khách thập phương. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

 Đoàn du khách đến từ 3 miền Bắc-Trung-Nam chụp hình lưu niệm ở cổng làng có hình ảnh “Cá chép vượt vũ môn” thể hiện tinh thần vượt khó thành tài của người dân địa phương. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Đoàn du khách đến từ 3 miền Bắc-Trung-Nam chụp hình lưu niệm ở cổng làng có hình ảnh “Cá chép vượt vũ môn” thể hiện tinh thần vượt khó thành tài của người dân địa phương. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/tim-ve-lang-ca-go-que-bac-xem-ba-con-nong-dan-dien-tich-tro-co-post927047.vnp