Tin tức thế giới hôm nay 18/9: Nghị viện châu Âu không công nhận Tổng thống Lukashenko

Nghị viện châu Âu không công nhận Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko; Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt 47 cá nhân và thực thể Iran… là những tin quốc tế nổi bật trong ngày 18/9.

Nghị viện châu Âu tuyên bố không công nhận Tổng thống Lukashenko

Ngày 17/9, Nghị viện châu Âu (EP) tuyên bố, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko sẽ không còn được công nhận là tổng thống bắt đầu từ tháng 11 khi ông mãn nhiệm.

EP tuyên bố không công nhận Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko .

EP tuyên bố không công nhận Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko .

Với 574 phiếu thuận, 37 phiếu chống và 82 phiếu trắng - số phiếu thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ ở Belarus, EP đã bác bỏ kết quả chính thức cuộc bầu cử tổng thống hôm 9/8 ở Belarus, vốn bị phương Tây cáo buộc là gian lận.

Trong một tuyên bố, EP nêu rõ: "Một khi nhiệm kỳ của nhà lãnh đạo Alexander Lukashenko kết thúc vào ngày 5/11 tới, EP sẽ không công nhận ông ta là tổng thống Belarus".

EP cũng đồng thời kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào nhà lãnh đạo này.

Mặc dù cuộc bỏ phiếu của EP không mang tính ràng buộc pháp lý, tuy nhiên nó có sức nặng chính trị và có thể ảnh hưởng tới cách thức EU đầu tư vào Belarus hay ảnh hưởng tới việc EU hỗ trợ tài chính cho quốc gia Đông Âu này.

Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt 47 cá nhân và thực thể Iran

Bộ Tài chính nước này ngày 17/9 thông báo đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 2 thực thể và 45 cá nhân Iran có liên quan đến chiến dịch tấn công mạng bằng mã độc nhằm vào các công ty lữ hành quốc tế, một số thể chế và tổ chức nghề nghiệp.

 Bộ Tài chính nước này ngày 17/9 thông báo đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 2 thực thể và 45 cá nhân Iran có liên quan đến chiến dịch tấn công mạng .

Bộ Tài chính nước này ngày 17/9 thông báo đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 2 thực thể và 45 cá nhân Iran có liên quan đến chiến dịch tấn công mạng .

Hai thực thể bị áp đặt trừng phạt gồm nhóm tin tặc của Iran mang tên “Advanced Persistent Threat 39” (tạm dịch “Mối đe dọa liên tục tăng cường số 39”) và Công ty tin học Rana.

Cả 2 thực thể này đều do Bộ An ninh và Tình báo Iran (MOIS) quản lý và điều hành. Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, chính quyền Iran đã "sử dụng MOIS làm công cụ tấn công các công dân và công ty vô tội” và “thúc đẩy ý định gây bất ổn trên khắp thế giới”.

Trong khi đó, 45 cá nhân bị áp trừng phạt là những người làm việc tại công ty Rana ở các vị trí quản trị, lập trình viên và chuyên gia tấn công mạng.

Những người này bị Mỹ cáo buộc đã hỗ trợ hàng loạt hành vi xâm nhập mạng nhằm vào các mạng lưới doanh nghiệp, các thể chế, các hãng hàng không quốc tế cũng như nhiều mục tiêu khác mà MOIS xác định là mối đe dọa.

Anh phong tỏa khu vực hơn 10 triệu dân do Covid-19

Từ ngày 18/9 theo giờ địa phương, chính phủ Anh sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng đối với toàn bộ vùng Đông Bắc với hơn 10 triệu dân.

 Chính phủ Anh vừa phong tỏa khu vực hơn 10 triệu dân do Covid-19.

Chính phủ Anh vừa phong tỏa khu vực hơn 10 triệu dân do Covid-19.

Các địa phương bị ảnh hưởng bao gồm nhiều thành phố và thị trấn như Newcastle, Gateshead, Sunderland, Northumberland... Trước đó, toàn bộ khu vực này cũng đã bị áp lệnh phong tỏa sau khi tỷ lệ lây nhiễm tăng gấp đôi chỉ trong một tuần qua.

Từ ngày 18/9, người dân ở khu vực nói trên sẽ không được phép giao tiếp xã hội ở bên ngoài. Các nhà hàng quán bar và hộp đêm phải đóng cửa sớm vào lúc 10 giờ tối.

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng trở lại, các nhà khoa học hàng đầu của Anh đang khuyến nghị chính phủ nên xem xét áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc mới (kéo dài 2 tuần trong tháng 10) để ngăn tốc độ lây lan của dịch bệnh, đồng thời tránh đẩy các bệnh viện vào tình trạng quá tải.

Ấn Độ sẽ công bố vaccine Covid-19 nội địa vào đầu năm tới

Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Harsh Vardhan ngày 17/9 tuyên bố, nước này sẽ công bố vaccine điều trị Covid-19 sớm nhất là đầu năm 2021. Thông tin được đưa ra vào thời điểm số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại quốc gia Nam Á này đã tăng lên hơn 5 triệu người.

 Xét nghiệm Covid-19 tại Ấn Độ.

Xét nghiệm Covid-19 tại Ấn Độ.

Theo Bộ Y tế Ấn Độ, 3 loại vaccine dự tuyển đang được tăng tốc nghiên cứu và thử nghiệm với mục tiêu là công bố sớm nhất có thể. Hai vaccine nội địa của Ấn Độ do hai hãng dược Zydus Cadila và Bharat Biotech đã kết thúc giai đoạn 1.

Trong khi đó, Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) đã khởi động trở lại các cuộc thử nghiệm vaccine của Đại học Oxford sau khi nhận được giấy phép của Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm Ấn Độ.

Ấn Độ là đối tác sản xuất của loại vaccine dự tuyển có tên gọi Covishield do Viện Jenner thuộc đại học Oxford và hãng dược phẩm AstraZeneca hợp tác phát triển. Viện Huyết thanh Ấn Độ sẽ có nhiệm vụ tiến hành các thử nghiệm trên người tại 17 địa điểm trên khắp Ấn Độ./.

Nguyễn Phương

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/tin-tuc-the-gioi-hom-nay-189-ep-khong-cong-nhan-tong-thong-lukashenko-my-trung-phat-gan-50-ca-nhan-va-thuc-the-iran-396473.html