Tình cảm đặc biệt của Bác Hồ đối với Lào Cai

Ngày 23/9/1958, Lào Cai vinh dự được đón Bác Hồ lên thăm. Bác Hồ và Đoàn công tác của Chính phủ đã đi tàu hỏa từ ga Hà Nội đến ga Làng Giàng...

Mặc dù bận rất nhiều công việc, song Bác Hồ đã luôn dành tình cảm đặc biệt cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Trong khoảng thời gian từ tháng 10/1945 đến tháng 11/1962, Bác đã 6 lần gửi thư cho cán bộ, Nhân dân, chiến sỹ lực lượng vũ trang, thiếu nhi Sa Pa, công nhân mỏ Apatit, 1 bài báo khen ngợi đồng bào xã Bản Phố, huyện Bắc Hà.

Bác Hồ và phái đoàn Trung ương thăm công nhân thi công cầu đường sắt Làng Giàng vượt qua sông Hồng phục vụ vận chuyển quặng a pa tít làm nguyên liệu sản xuất phân bón của cả miền Bắc. (Ảnh: Tư liệu)

Bác Hồ và phái đoàn Trung ương thăm công nhân thi công cầu đường sắt Làng Giàng vượt qua sông Hồng phục vụ vận chuyển quặng a pa tít làm nguyên liệu sản xuất phân bón của cả miền Bắc. (Ảnh: Tư liệu)

Trong 24 năm giữ cương vị Chủ tịch nước, Bác đã tặng 87 Huy hiệu của Người, ký lệnh tặng thưởng 346 Huân chương Kháng chiến chống Pháp cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân Lào Cai, 3 Huân chương Lao động và 7 Bằng khen cho các huyện, xã của tỉnh Lào Cai.

Đặc biệt ngày 23/9/1958, Lào Cai vinh dự được đón Bác Hồ lên thăm. Bác và Đoàn công tác của Chính phủ đã đi tàu hỏa từ ga Hà Nội đến ga Làng Giàng. Tiếp đó, Người đi ca-nô vượt sông Hồng đến mảnh đất Xuân Tăng, rồi lên tàu chở quặng vào mỏ Apatit Cam Đường.

Bác Hồ nói chuyện với ông Trần Văn Nỏ, dân tộc Tày, là người đầu tiên phát hiện ra quặng a pa tít Lào Cai năm 1924 và nhận tấm khăn thổ cẩm do ông Trần Văn Nỏ tặng. (Ảnh: Tư liệu)

Bác Hồ nói chuyện với ông Trần Văn Nỏ, dân tộc Tày, là người đầu tiên phát hiện ra quặng a pa tít Lào Cai năm 1924 và nhận tấm khăn thổ cẩm do ông Trần Văn Nỏ tặng. (Ảnh: Tư liệu)

Tại đây, Bác Hồ lên khai trường Mỏ Cóc thăm hỏi cán bộ, công nhân đang khai thác quặng apatit để sản xuất phân bón phục vụ phát triển nông nghiệp đất nước; thăm đồng bào dân tộc thiểu số địa phương và tặng quà cho cụ Trần Văn Nỏ, dân tộc Tày, là người có công phát hiện ra quặng apatit tại Cam Đường (Lào Cai).

Tiếp đó, Bác Hồ và Đoàn công tác đã đến thị xã tỉnh lỵ Lào Cai. Tại đây Bác nói chuyện với cán bộ và Nhân dân các dân tộc Lào Cai, thăm các chuyên gia Liên Xô và cán bộ, công nhân Nhà máy nhiệt điện Lào Cai.

Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai ở khu vực K30, nay là công viên Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai, được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. (Ảnh: Tư liệu)

Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai ở khu vực K30, nay là công viên Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai, được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. (Ảnh: Tư liệu)

Sau hơn 65 năm Bác Hồ đến thăm và sau hơn 30 năm tái lập, Lào Cai đã vươn mình từ một tỉnh nghèo nhất cả nước trở thành tỉnh đứng đầu khu vực Tây Bắc và đứng tốp đầu trong 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

Lào Cai hôm nay phát triển đứng đầu khu vực Tây Bắc. (Ảnh: BĐTCP)

Lào Cai hôm nay phát triển đứng đầu khu vực Tây Bắc. (Ảnh: BĐTCP)

Linh Nhi (T/H)

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/tinh-cam-dac-biet-cua-bac-ho-doi-voi-lao-cai-320949.html