Tỉnh duy nhất của Việt Nam giáp cả Lào và Trung Quốc

Đây là tỉnh duy nhất của Việt Nam tiếp giáp Lào và Trung Quốc, được nói là nơi 'một con gà gáy, 3 nước cùng nghe'.

Theo sách giáo khoa Địa lý lớp 12, Điện Biên là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp Lào và Trung Quốc trên đất liền. Ảnh: VOV.

Theo sách giáo khoa Địa lý lớp 12, Điện Biên là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp Lào và Trung Quốc trên đất liền. Ảnh: VOV.

Điểm cực Tây của nước ta nằm ở bản A Pa Chải, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, là nơi tiếp giáp giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc. Nơi này được nói là “một con gà gáy, cả ba nước cùng nghe tiếng”. Ảnh: Báo Điện Biên.

Điểm cực Tây của nước ta nằm ở bản A Pa Chải, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, là nơi tiếp giáp giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc. Nơi này được nói là “một con gà gáy, cả ba nước cùng nghe tiếng”. Ảnh: Báo Điện Biên.

Theo “Dư địa chí Điện Biên”, tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị nhà Nguyễn đặt năm 1841. "Điện" nghĩa là vững chãi, "Biên" là vùng biên giới, biên ải. "Điện Biên" tức là miền biên cương vững chắc. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó. Ảnh: Cổng TTĐT Điện Biên.

Theo “Dư địa chí Điện Biên”, tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị nhà Nguyễn đặt năm 1841. "Điện" nghĩa là vững chãi, "Biên" là vùng biên giới, biên ải. "Điện Biên" tức là miền biên cương vững chắc. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó. Ảnh: Cổng TTĐT Điện Biên.

Vào thời Lý, vùng đất Điện Biên nằm trong châu Lâm Tây. Thời Trần, Điện Biên thuộc lộ Đà Giang, rồi trấn Thiên Hưng. Năm 1463, trấn Hưng Hóa được thành lập, bao gồm ba phủ: Quý Hóa, Gia Hưng, An Tây. Từ năm 1466 về sau, vua Lê Thánh Tông đặt làm 12 thừa tuyên, trong đó Hưng Hóa bao gồm 3 phủ, 4 huyện và 17 châu. Năm 1831, vua, Minh Mạng đổi thành tỉnh Hưng Hóa. Đến đời vua Thiệu Trị (1841-1847), tên gọi Điện Biên xuất hiện. Ảnh: Du lịch Điện Biên.

Vào thời Lý, vùng đất Điện Biên nằm trong châu Lâm Tây. Thời Trần, Điện Biên thuộc lộ Đà Giang, rồi trấn Thiên Hưng. Năm 1463, trấn Hưng Hóa được thành lập, bao gồm ba phủ: Quý Hóa, Gia Hưng, An Tây. Từ năm 1466 về sau, vua Lê Thánh Tông đặt làm 12 thừa tuyên, trong đó Hưng Hóa bao gồm 3 phủ, 4 huyện và 17 châu. Năm 1831, vua, Minh Mạng đổi thành tỉnh Hưng Hóa. Đến đời vua Thiệu Trị (1841-1847), tên gọi Điện Biên xuất hiện. Ảnh: Du lịch Điện Biên.

Hoa ban chính là biểu tượng của tỉnh Điện Biên. Tại Điện Biên, hàng năm, có lễ hội hoa ban được tổ chức vào mùa xuân (còn gọi là lễ hội Sên bản, Sên mường) cầu mưa, cầu phúc cho bản, mường của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Nó diễn ra vào dịp tháng hai âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Theo quan niệm của người Thái, hoa ban không chỉ tượng trưng cho tình yêu, mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo, biết ơn. Ảnh: Báo ảnh Dân tộc miền núi.

Hoa ban chính là biểu tượng của tỉnh Điện Biên. Tại Điện Biên, hàng năm, có lễ hội hoa ban được tổ chức vào mùa xuân (còn gọi là lễ hội Sên bản, Sên mường) cầu mưa, cầu phúc cho bản, mường của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Nó diễn ra vào dịp tháng hai âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Theo quan niệm của người Thái, hoa ban không chỉ tượng trưng cho tình yêu, mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo, biết ơn. Ảnh: Báo ảnh Dân tộc miền núi.

Theo “Atlas Địa lý Việt Nam”, tỉnh Điện Biên hiện nay giáp tỉnh Sơn La về phía Đông và Đông Bắc, giáp tỉnh Lai Châu về phía Bắc, giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc về phía Tây Bắc và giáp nước bạn Lào về phía Tây và Tây Nam. Ảnh: VOV.

Theo “Atlas Địa lý Việt Nam”, tỉnh Điện Biên hiện nay giáp tỉnh Sơn La về phía Đông và Đông Bắc, giáp tỉnh Lai Châu về phía Bắc, giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc về phía Tây Bắc và giáp nước bạn Lào về phía Tây và Tây Nam. Ảnh: VOV.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/tinh-duy-nhat-cua-viet-nam-giap-ca-lao-va-trung-quoc-1478931.html