Tình hình cung cấp điện đến 15-7-2023

Theo dự báo, từ 10/7-15/7, hệ thống điện miền Bắc bước vào giai đoạn nắng nóng kéo dài với mức nhiệt từ 37-39 độ C. Nhiệt độ tăng kéo theo phụ tải sẽ tăng cao, dự kiến sản lượng tiêu thụ của miền Bắc sẽ tăng hơn so với tuần trước, dự kiến đạt 102,3%.

Tiêu thụ điện tại miền Bắc tiếp tục tăng mạnh do thời tiết nắng nóng

Tiêu thụ điện tại miền Bắc tiếp tục tăng mạnh do thời tiết nắng nóng

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, trong các ngày từ 10-15/7, nước về các hồ trên lưu vực sông Hồng biến đổi chậm theo xu thế giảm dần. Tổng lượng nước về các hồ trung bình xấp xỉ khoảng 190 triệu m3/ngày.

Dự kiến tuần tiếp theo sẽ tiếp tục huy động các nhà máy thủy điện lớn phía Bắc (Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Bản Chát) để đảm bảo công suất khả dụng cho hệ thống điện miền Bắc và có dự phòng so với mức nước quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa.

Lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Bắc trong những ngày đầu tháng 7 thấp hơn trung bình nhiều năm

Lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Bắc trong những ngày đầu tháng 7 thấp hơn trung bình nhiều năm

Theo Cục Điều tiết Điện lực, trong thời gian từ 30/6 đến 07/7, nhiệt độ miền Bắc đã tăng cao ở mức 37-380C. Do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài (từ ngày 29/06) nên phụ tải miền Bắc đã ghi nhận mức công suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay là 465,9 triệu kWh và Pmax đạt 23.094 MW (ngày 07/07/2023).

Nếu so sánh số liệu này với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng tiêu thụ trung bình ngày của miền Bắc là 104%, công suất đỉnh lớn nhất là 103%.

Mặc dù phụ tải tăng cao kỷ lục nhưng hiện tại, tình hình cấp điện tại miền Bắc đã được đảm bảo.

Về phụ tải toàn quốc, sản lượng trung bình ngày đạt 853,3 triệu kWh, cao hơn so với tuần trước khoảng 45,7 triệu kWh; công suất cực đại trong tuần đạt 45.305,3 MW, cao nhất từ đầu năm đến nay, cao hơn 3.482,6 MW so với tuần trước.

Theo đại diện Cục Điều tiết Điện lực, sự tích nhiệt có ảnh hưởng mạnh đến phụ tải. Cùng là mức 380C nhưng nếu chỉ tích nhiệt 1 ngày trên 350C thì tải tăng không quá mạnh chỉ ở mức khoảng 20.000 MW, tuy nhiên nếu có sự tích nhiệt từ 3 đến 5 ngày thì tải có thể lên đến khoảng trên 23.500 MW. Khi nhiệt độ từ 350C trở lên, nếu cộng hưởng với hiện tượng tích nhiệt thì nhiệt độ tăng 10C thì Pmax tải có thể tăng thêm 600 đến 1.000 MW.

Trong những ngày qua, thủy điện đã tăng phát điện. Sản lượng điện phát của thủy điện trong giai đoạn này đạt 1.597,5 triệu kWh chiếm 27% tổng sản lượng nguồn phát và tăng 55,9% so với tuần trước, nhiệt điện than đạt 2.896,2 triệu kWh chiếm 48,9% và tăng 2,3% so với tuần trước.

Về năng lượng tái tạo, tổng sản lượng điện gió đạt 155,6 triệu kWh chiếm 2,6% tổng sản lượng và tăng 72,9% so với tuần trước, điện mặt trời mặt đất đạt 314,9 triệu kWh chiếm 5,3% và giảm 3,14% so với tuần trước, điện mặt trời mái nhà đạt 256 triệu kWh chiếm 4,3% và giảm 4,92% so với tuần trước.

Tính đến sáng nay 13-7, mực nước thượng lưu các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã có sự cải thiện so với thời điểm từ tháng năm đến giữa tháng 6 năm 2023 tuy nhiên vẫn chưa cải thiện rõ rệt.

Tình hình cung cấp khí cho phát điện được đảm bảo, các hệ thống khí Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ vận hành bình thường.

Đối với than cấp cho phát điện được đảm bảo và có cải thiện tuy nhiên do nhu cầu huy động lớn, một số nhà máy vẫn có lượng than tồn kho thấp.

Lưới điện 500/220/110 kV vận hành an toàn, ổn định, truyền tải đoạn Trung - Bắc luôn ở mức cao trong các giờ cao điểm.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tinh-hinh-cung-cap-dien-den-15-7-2023-post545670.antd