Tình hình miền Trung trước thời điểm bão số 4 đổ bộ

Theo dự báo, sáng sớm nay (19-9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa mạnh lên thành bão số 4.

Các tàu ngư dân TP Đồng Hới đã về bến neo đậu an toàn

Các tàu ngư dân TP Đồng Hới đã về bến neo đậu an toàn

Hồi 4 giờ, tâm bão chỉ còn cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/giờ.

Dự báo trong 24 giờ tới, vị trí tâm bão ở vào khoảng từ vùng biển ven bờ Quảng Trị đến Quảng Nam; gió cấp 8, giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây, khoảng 20-25km/giờ. Đến 4 giờ ngày 20-9, vị trí tâm bão ở vào trên khu vực trung Lào, suy yếu dần thành vùng áp thấp.

Trên đất liền từ ngày hôm nay (19-9), các huyện Bố Trạch; Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn, TP Đồng Hới (Quảng Bình) gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10. Các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa có gió mạnh cấp 4-5, giật cấp 6.

Vùng biển tỉnh Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10, biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m, biển động mạnh. Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác trên vùng biển tỉnh Quảng Bình đều có nguy cơ chịu tác động gió mạnh, sóng lớn.

Ngư dân huyện Lệ Thủy huy động phương tiện và áo phao ra các tỉnh phía Bắc thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.

Ngư dân huyện Lệ Thủy huy động phương tiện và áo phao ra các tỉnh phía Bắc thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.

Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác trên vùng biển tỉnh Quảng Bình đều có nguy cơ chịu tác động gió mạnh, sóng lớn.

Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác trên vùng biển tỉnh Quảng Bình đều có nguy cơ chịu tác động gió mạnh, sóng lớn.

Trong ngày hôm nay đến đêm 20-9, tại khu vực Quảng Bình khả năng xảy ra một đợt mưa to, có nơi mưa rất to. Trọng tâm mưa lớn từ có nơi trên 400mm. Mưa lớn có khả năng gây ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất ở các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa; vùng núi các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp, ven sông; các khu đô thị.

Theo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình, tính đến 6 giờ sáng nay, trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số 7.313 phương tiện/18.979 lao động đã neo đậu tại các bến an toàn.

Trước đó, tỉnh Quảng Bình cũng đã chỉ đạo tổ chức cấm biển kể từ 0 giờ ngày 19-9 cho đến khi áp thấp nhiệt đới, bão tan, không còn cảnh báo rủi ro thiên tai theo dự báo, cảnh báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia.

Ứng phó với tình hình nguy cơ mưa lũ trên diện rộng, ngoài lực lượng nòng cốt là Quân đội, Biên phòng và Công an, tỉnh Quảng Bình đã thành lập Đội xung kích phòng chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường, thị trấn.

Lực lượng này có nhiệm vụ hỗ trợ sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền. Ngoài ra, Ban Chỉ huy các cấp còn huy động lực lượng thanh niên, phụ nữ, tình nguyện viên, lực lượng dự bị để tham gia hỗ trợ người dân trong mưa bão.

Quảng Trị: Các trường chủ động cho học sinh nghỉ học

Ngày 19-9, ông Võ Văn Minh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, cho biết đã ký ban hành công văn gửi các phòng GD-ĐT huyện, thị xã, TP, các đơn vị trực thuộc sở và các trung tâm giáo dục về việc chủ động ứng phó ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão.

Cho học sinh nghỉ học trong ngày 19-9 để tránh bão số 4

Cho học sinh nghỉ học trong ngày 19-9 để tránh bão số 4

Theo đó, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học thường xuyên theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến ATNĐ và các hình thế thời tiết nguy hiểm khác có thể xảy ra trong những ngày tới; thông tin kịp thời, đầy đủ đến giáo viên, học sinh để chủ động các biện pháp phòng tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Tùy theo tình hình diễn biến, thủ trưởng các đơn vị, trường học chủ động cho học sinh nghỉ học; hoãn các cuộc họp, cuộc thi, hội nghị, tập huấn chưa thực sự cấp bách.

Nhiều trường học ở Quảng Trị được yêu cầu chủ động cho học sinh nghỉ học tùy theo diễn biến thiên tai

Nhiều trường học ở Quảng Trị được yêu cầu chủ động cho học sinh nghỉ học tùy theo diễn biến thiên tai

Các phòng GD-ĐT, đơn vị trực thuộc Sở, trung tâm GDNNGDTX, Trường PTLC Cao đẳng sư phạm Quảng Trị và các trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn du học, cơ sở dạy thêm, học thêm theo sát diễn biến tình hình bão, mưa lũ, chủ động triển khai các phương án phòng, chống bão và mưa lũ, kịp thời báo cáo về Sở GD-ĐT (qua Văn phòng Sở, số điện thoại 0914478777) tình hình mưa bão, cũng như các sự cố (nếu có) để được chỉ đạo ứng phó kịp thời.

Sáng 19-9, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết từ 19 giờ ngày 18-9 đến 7 giờ sáng nay (19-9) lượng mưa trên địa bàn tỉnh phổ biến từ 30-70mm, có nơi cao hơn như tại Đập thủy điện La Tó 112.4 mm, Tà Rụt 76.8 mm, A Bung 78.2 mm.

Khu vực TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị tối sầm, lặng gió

Khu vực TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị tối sầm, lặng gió

Từ ngày 19 đến chiều tối 20-9, dự báo khu vực Quảng Trị có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300 mm, có nơi trên 400 mm. Cần đề phòng mưa với cường suất lớn (>150 mm/ 6 giờ) trong ngày hôm nay. Mưa lớn có khả năng gây ngập lụt cho các khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân cư do nước không kịp thoát, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi.

Lúc 7 giờ ngày 19-9, mực nước trên các sông ở Quảng Trị đang ở mức dưới báo động 1. Đến hiện tại, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn, trong đó tổng dung tích các hồ chứa do Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi Quảng Trị quản lý còn khoảng 30,10% so với dung tích thiết kế, hồ chứa thủy lợi - thủy điện còn khoảng 28,8% so với dung tích thiết kế.

Mưa bắt đầu nặng hạt ở TP Đông Hà, Quảng Trị

Trước đó, ngày 18-9, một trận lốc xoáy xảy ra trên địa bàn thị trấn Gio Việt, huyện Gio Linh khiến một số cây xanh bị ngã đổ. Vụ việc khiến một số thiết bị, vật dụng của trường mầm non thị trấn Cửa Việt bị hư hỏng; một hộ dân tại địa phương này bị gió lốc thổi bay mái che, nhà tắm, chuồng trại... Ước tính thiệt hại khoảng 40 triệu đồng.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đã đi kiểm tra công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão số 4 tại Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Nam Cửa Việt và Cảng cá Cửa Việt.

Tại đây, ông Hà Sỹ Đồng yêu cầu các địa phương chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra, cần thiết có thể dùng biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đảm an toàn tính mạng của nhân dân; bố trí lực lượng để bảo về tài sản của những hộ đã di dời...

Thừa Thiên - Huế: Mưa nhỏ và gián đoạn

Sáng 19-9, toàn bộ học sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế được nghỉ học nhằm đảm bảo an toàn trước diễn biến của bão số 4.

Theo ghi nhận, tại địa bàn một số xã ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế trong sáng sớm nay trời có mưa, gió mạnh và kéo dài khoảng 30 phút, sau đó thì tạnh.

Người dân ở các địa phương như phường Thuận An, Hải Dương (TP Huế); xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên (huyện Phú Vang) trong những ngày qua đã chằng chống nhà cửa, đưa tàu thuyền vào nơi an toàn để tránh trú trước khi bão số 4 gây ảnh hưởng.

Mưa lớn gián đoạn trong sáng nay tại khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Mưa lớn gián đoạn trong sáng nay tại khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tại dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa biển Thuận An nối xã Hải Dương với phường Thuận An (TP Huế) giai đoạn 1 hiện các đơn vị đang thi công lao dầm. Đây là công trình nằm ở cửa biển nên chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu cầu các nhà thầu phải hoàn tất những phương án đảm bảo an toàn cho công trình và công nhân. Tất cả các phương tiện, máy móc đều được đưa đến nơi an toàn. Phương án đảm bảo an toàn cho khoảng 170 công nhân cũng được các nhà thầu chú trọng.

Tàu thuyền vào neo đậu trong phá Tam Giang ở phường Thuận An, TP Huế để tránh bão số 4.

Tàu thuyền vào neo đậu trong phá Tam Giang ở phường Thuận An, TP Huế để tránh bão số 4.

Trước các diễn biến của mùa mưa bão, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền. Tại 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới cũng chủ động dự trữ tại chỗ một số mặt hàng thiết yếu như mì ăn liền, xăng dầu, nước uống đóng chai,... để phục vụ nhân dân trên địa bàn, đề phòng khi bị chia cắt, cô lập. Tại TP Huế, các huyện, thị xã còn lạităng cường dự trữ tại chỗ các mặt hàng gạo, mì ăn liền, nước uống đóng chai, xăng dầu,.. theo cơ số tương ứng; đồng thời vận động các phường, xã tổ chức dự trữ hàng hóa thiết yếu tại chỗ để kịp thời ứng cứu khi có bão lụt xảy ra.

Bầu trời đen kịt vào sáng sớm nay tại khu vực vùng biển tỉnh Thừa Thiên - Huế trước khi bão số 4 đổ bộ.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã sẵn sàng phương án di dời, sơ tán dân trong các trường hợp thiên tai. Trong đó để đối phó với bão là 16.349 hộ/52.186 khẩu di dời; trong trường hợp lũ lụt là 14.445 hộ/50.165 khẩu; lũ quét, sạt lở đất là 3.743 hộ/13.615 khẩu; đối phó nước dâng do bão là 13.311 hộ/41.139 khẩu.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, vào tháng 7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập thủy lợi, kết quả cơ bản các hồ đã thực hiện các quy định tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP.

Về hồ thủy điện, Sở Công Thương tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh và UBND các huyện, thị xã có liên quan thực hiện kiểm tra công tác quản lý vận hành, an toàn điện, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và công tác ứng phó thiên tai tại 13 nhà máy thủy điện đang vận hành.

Tàu thuyền vào tránh trú bão số 4.

Tàu thuyền vào tránh trú bão số 4.

Đường Hoàng Sa ở TP Huế bị ngập cục bộ do mưa gián đoạn sáng nay.

Đường Hoàng Sa ở TP Huế bị ngập cục bộ do mưa gián đoạn sáng nay.

Mưa gián đoạn làm ngập cục bộ.

Mưa gián đoạn làm ngập cục bộ.

Người dân đi chợ mua lương thực, thực phẩm trước bão.

Người dân đi chợ mua lương thực, thực phẩm trước bão.

Trường học đóng cửa.

Trường học đóng cửa.

Đà Nẵng: Chỉ có mưa rải rác

Sau một ngày mưa trắng trời ở địa bàn TP Đà Nẵng trong ngày hôm qua (18-9), thì trong sáng nay (19-9), tại Đà Nẵng chỉ mưa rải rác và thi thoảng có ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những cơn bão trước, trước khi bão vào đất liền trời thường mưa nhẹ, ứng nắng nên cần phải chủ động đề phòng, không được chủ quan.

Người dân Đà Nẵng chèn chống nhà cửa để phòng tránh bão số 4

Người dân Đà Nẵng chèn chống nhà cửa để phòng tránh bão số 4

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho các em học sinh, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng thông báo cho trẻ mầm non, học sinh, học viên trên toàn thành phố nghỉ học chiều 18 và cả ngày 19-9.

Người dân Đà Nẵng chèn chống nhà cửa để phòng tránh bão số 4

Người dân Đà Nẵng chèn chống nhà cửa để phòng tránh bão số 4

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng tiếp tục đề nghị Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố tiếp tục duy trì thông tin, liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển và thông báo kêu gọi, hướng dẫn di chuyển vào bờ để tránh trú an toàn hoặc vòng tránh, không di chuyển vào khu vực nguy hiểm, chú ý các phương tiện ở vùng biển Bắc Biển Đông và Hoàng Sa, vùng biển từ Thừa Thiên - Huế đến Đà Nẵng

H. Phúc- Đ. Nghỉa- Q. Tám- Quỳnh Châu

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/tinh-hinh-mien-trung-truoc-thoi-diem-bao-so-4-do-bo-196240919082138223.htm