Tỉnh Hòa Bình tiếp tục xảy ra mưa lớn

Theo bản tin chiều 29/7 của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió lên đến 5.000 m hoạt động mạnh, từ chiều tối 29 đến sáng 31/7, khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; lượng mưa phổ biến từ 40 - 70mm, có nơi trên 100mm.

Theo bản tin chiều 29/7 của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió lên đến 5.000 m hoạt động mạnh, từ chiều tối 29 đến sáng 31/7, khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; lượng mưa phổ biến từ 40 - 70mm, có nơi trên 100mm.

Chiều và đêm 31/7, khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa, mưa rào rải rác, lượng mưa phổ biến từ 10 - 20mm, có nơi lớn hơn. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn ở cấp 1. Cơ quan chuyên môn cảnh báo, mưa lớn có thể gây ra sạt lở đất, đặc biệt là các khu vực có địa hình dốc; làm giảm tầm nhìn khi lái xe, gây ra trơn trượt và tai nạn giao thông; có thể làm quá tải hệ thống thoát nước đô thị, gây ra ngập úng trong các khu dân cư, ách tắc giao thông do ngập úng đường. Ngoài ra, mưa lớn có thể gây ngập úng cây trồng, làm đất trở nên bão hòa nước, hoặc làm cây bị đổ gây thiệt hại cho mùa màng và có thể kèm theo các hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng.

Để ứng phó với mưa lớn kéo dài, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, UBND tỉnh chỉ đạo các UBND các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sat lở đất để chủ động khơi thông dòng chảy, tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn. Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn…

P.V

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/28/191741/tinh-hoa-binh-tiep-tuc-xay-ra-mua-lon.htm