Tỉnh nào được tách ra từ Bắc Ninh?
Là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam hiện nay nhưng thực tế trước kia, Bắc Ninh là tên gọi của một vùng đất rộng lớn.
1. Tỉnh nào được tách ra từ Bắc Ninh?
Hải Dương
0%
Hưng Yên
0%
0%
Vĩnh Phúc
0%
Chính xác
Bắc Ninh xưa là vùng đất bên bờ bắc sông Hồng, đối diện kinh đô Thăng Long, gồm toàn bộ đất đai tỉnh Bắc Ninh bây giờ, phần Nam Bắc Giang và các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm của Hà Nội; Văn Giang, Văn Lâm của Hưng Yên.
Từ thời nhà nước Văn Lang - nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam, Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh. Thời Lý - Trần, vùng Bắc Ninh thuộc lộ Bắc Giang. Đến thời Lê, Bắc Ninh thuộc đạo thừa tuyên Bắc Giang, sau đổi tên thành thừa tuyên Kinh Bắc. Năm 1490, thừa tuyên Kinh Bắc trở thành xứ Kinh Bắc. Đến đầu nhà Nguyễn vẫn gọi là xứ Kinh Bắc, sau đổi là trấn Kinh Bắc. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), trấn Kinh Bắc được đổi tên là trấn Bắc Ninh.
Đến năm 1831, Triều Minh Mệnh năm thứ 12, Trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Tháng 10/1895, thực dân Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
2. Năm 1962, hai tỉnh này sáp nhập thành tỉnh gì?
Bắc Ninh
0%
Hà Bắc
0%
Ninh Giang
0%
Bắc Hà
0%
Chính xác
Năm 1962, Bắc Giang nhập với Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc. Khi hợp nhất, tỉnh Hà Bắc ban đầu gồm 2 thị xã là thị xã Bắc Giang (tỉnh lỵ), thị xã Bắc Ninh và 16 huyện. Đến năm 1996, tỉnh Hà Bắc có diện tích khoảng hơn 4.600km2, dân số hơn 2,3 triệu người, gồm 2 thị xã và 14 huyện.
Đến tháng 11/1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Hà Bắc để tái lập tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Hai tỉnh mới tái lập chính thức hoạt động từ ngày 1/1/1997.
3. Ai đặt tên cho tỉnh Hà Bắc?
Bùi Bằng Đoàn
0%
Hoàng Chính
0%
Nguyễn Đình Ngân
0%
Nguyễn Chí Thanh
0%
Chính xác
Theo Báo Bắc Ninh, đề xuất nhập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang được thống nhất cao nhưng đặt tên tỉnh mới là gì còn nhiều ý kiến phân vân. Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đều muốn giữ lại một chút tên làm kỷ niệm, nhưng đặt là Ninh Giang hay Giang Ninh đều không xuôi. Khi đó, Bác Hồ đã tham khảo ý kiến cụ Nguyễn Đình Ngân, người từng đỗ cử nhân năm 19 tuổi, làm đến chức Tham tri (hàm Thứ trưởng hiện nay) trong triều đình Huế.
Cụ Nguyễn Đình Ngân cho rằng hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đều có chung chữ Bắc. Chữ ấy có ý nghĩa về lịch sử và địa lý nên giữ lại. Chữ thứ hai cần cân nhắc, tỉnh mới gần thủ đô Hà Nội, quanh thủ đô đã có Hà Đông và Hà Nam, nếu gọi Hà Bắc là thuận. Chữ Bắc nhất định phải để sau để tránh trùng cụm từ Bắc Hà.
4. Sông chính nào chảy qua cả Bắc Giang và Bắc Ninh?
Sông Đuống
0%
Sông Lục Nam
0%
Sông Cầu
0%
Sông Thương
0%
Chính xác
Sông Cầu thuộc hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ dãy núi Văn Ôn của tỉnh Bắc Kạn, dài 290km. Trong đó, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 110km, đoạn qua Bắc Ninh dài 69km. Ở hai tỉnh, đây đều là sông chính, cung cấp nguồn nước phục vụ tưới tiêu, phát triển kinh tế, có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người dân.
5. Bắc Giang có nhiều khu công nghiệp nhất miền Bắc hiện nay?
Đúng
0%
Sai
0%
Chính xác
Bắc Ninh mới là tỉnh có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất miền Bắc với 15 khu công nghiệp. Trong khi đó, Hải Phòng là địa phương có tổng diện tích khu công nghiệp lớn nhất khu vực phía Bắc với 14 khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã được xây dựng và hình thành.
Bắc Giang có 9 khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng. Trong đó, 5 khu công nghiệp đang hoạt động.
Xét trên phạm vi cả nước, Đồng Nai hiện đứng đầu về số lượng khu công nghiệp. Theo thống kê đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 33 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích hơn 10.514ha.
Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/tinh-nao-duoc-tach-ra-tu-bac-ninh-2351442.html