Tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động trên thế giới

Vào những ngày cuối năm 2019, người dân Thủ đô đang phải đối mặt với ô nhiễm không khí nặng. Tuy nhiên, không chỉ Hà Nội, rất nhiều nơi cũng đang gặp phải tình trạng đáng lo ngại này.

Sáng ngày 24/12, Air Visual cảnh báo đa số các khu vực nội thành Hà Nội đều có chất lượng không khí ở ngưỡng màu đỏ (mức có hại cho sức khỏe) với chỉ số AQI khá cao, tiệm cận ngưỡng màu tím. Air Visual xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí đứng thứ 7 toàn cầu. (Nguồn: Thanh niên)

Bảng xếp hạng sáng ngày 24/12 của Air Visual.

Hà Nội và đa số các tỉnh phía Bắc được cảnh báo có chất lượng không khí ở ngưỡng màu đỏ, mức có hại cho sức khỏe tất cả mọi người. (Nguồn: Thanh niên)

Vùng ngoại thành Hà Nội cũng chìm trong màn sương mờ ngày 24/12. (Nguồn: Vietnamnet)

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau vài ngày chỉ số chất lượng không khí trở về mức bình thường, sáng 22/12 chỉ số AQI tại đây lại lên mức 156 - mức có hại cho sức khỏe (màu đỏ). (Nguồn: giaothong.org)

Ảnh chụp ngày 18/12 cho thấy, thành phố Kabul cũng bị bao phủ trong lớp bụi mờ. Cho đến 10h sáng ngày 24/12, thủ đô của Afghanistan vẫn dẫn đầu danh sách thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới với chỉ số AQI 388 (ngưỡng nguy hại đến sức khỏe). (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Người dân ở Kabul phải di chuyển trong lớp bụi mù dày đặc. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Chất lượng không khí ở New Delhi, Ấn Độ được ghi nhận ở ngưỡng nghiêm trọng với chỉ số AQI 429 được đo lúc 10 giờ 40 phút ngày 21/12. (Nguồn: Daily Pioneer)

Lahore, thành phố lớn thứ hai của Pakistan với khoảng 11 triệu dân luôn nằm trong top những thành phố có không khí ô nhiễm nhất của IQAir AirVisual với chỉ số AQI ngày 20/12 là 188. (Nguồn: Dawn)

Chỉ trong vòng một tháng, nhiều trường học ở Lahore đã phải đóng cửa tới hai lần do khói bụi độc hại bao trùm toàn thành phố. (Nguồn: AFP)

Đường cao tốc Old Hume gần thị trấn Tahmoor ở New South Wales, Australia bị bao trùm trong khói bụi từ đám cháy rừng ngày 19/12. Các đám cháy rừng cũng là nguyên nhân khiến thành phố Sydney xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng những thành phố ô nhiễm không khí của IQAir AirVisual. (Nguồn: Reuters)

Khói dày bao phủ Nhà hát Opera Sydney. Các đám cháy rừng cũng là nguyên nhân khiến thành phố Sydney xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng những thành phố ô nhiễm không khí của IQAir AirVisual ngày 19/12. (Nguồn: AAP)

Thủ đô Seoul, Hàn Quốc bị bao phủ bởi sương mù do bụi mịn dày đặc, buộc chính quyền địa phương phải ban hành hướng dẫn về bụi mịn và các biện pháp giảm khí thải khẩn cấp. (Nguồn: AP)

Các biện pháp của chính quyền Seoul như quy định lái xe ngày chẵn-lẻ đối với các phương tiện công cộng và cấm đường đối với các loại xe cũ sử dụng dầu diesel. (Nguồn: AP)

Một người đàn ông trong sương mù dày đặc ở Pristina, Kosovo ngày 17/12. Nhiều thành phố trên khắp Kosovo đang trải qua mức độ ô nhiễm không khí nặng. (Nguồn: AFP)

Khói bốc lên từ các nhà máy nhiệt điện ở Pristina, Kosovo ngày 17/12 là một trong những nguyên nhân chính khiến cả thành phố chìm trong khói bụi. (Nguồn: Reuters)

Bức ảnh được chụp ngày 23/12 cho thấy Thủ đô Tehran, Iran bị che phủ bởi sương khói độc hại trong ba ngày liên tiếp. Các trường học ở Tehran đã bị yêu cầu đóng cửa cho đến thứ Sáu do ô nhiễm không khí nghiêm trọng. (Nguồn: AFP)

Khói mù bao phủ thành phố Tehran ngày 23/12. (Nguồn: AP)

Ô nhiễm không khí lên mức báo động ở Thủ đô Sofia, Bulgaria. Hai nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại nước này là từ hệ thống sưởi và giao thông đường bộ. (Nguồn: AFP)

Năm 2017, Bulgaria là nước thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) bị tòa án châu Âu kết tội không tuân thủ các quy định về đảm bảo chất lượng không khí. (Nguồn: AFP)

Kha Ninh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/tinh-trang-o-nhiem-khong-khi-dang-bao-dong-tren-the-gioi-106701.html