Tỉnh ủy tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 25 của BCH Trung ương Đảng về công tác dân vận trong tình hình mới
Sáng 30/8, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
Sáng 30/8, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Tuấn Quang, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND; lãnh đạo UBND tỉnh; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các: Sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức chính trị xã hội...
Báo cáo và các tham luận tại hội nghị cho thấy: Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung sâu sát, quyết liệt của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác dân vận của Đảng trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực. Nhận thức về vai trò, vị trí và trách nhiệm đối với công tác dân vận trong hệ thống chính trị được nâng lên. Các cấp ủy, chính quyền đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận gắn với nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị. Phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác dân vận được đổi mới theo hướng dân chủ, dựa vào dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, phát huy mạnh mẽ vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân. Công tác dân vận của chính quyền được quan tâm và có nhiều chuyển biến rõ nét; đã chú trọng làm tốt công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tinh thần phục vụ Nhân dân; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh thực hiện QCDC, phát huy vai trò công tác dân vận của lực lượng vũ trang.
Hệ thống dân vận từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn và có nhiều đổi mới trong phương thức hoạt động. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức mình; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội được đẩy mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả và có ý nghĩa thiết thực.
Những kết quả đạt được trong công tác dân vận đã góp phần phát huy dân chủ, củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Tuấn Quang, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương ghi nhận và biểu dương các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương và Kết luận số 43 của Ban Bí thư. Đồng thời định hướng những nhiệm vụ quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác dân vận trong thời gian tới. Trong đó, tiếp tục triển khai thực hiện có chiều sâu, hiệu quả Nghị quyết 25, Kết luận 43 gắn chặt với các văn bản của Đảng về công tác dân vận. Thấm nhuần sâu sắc 5 quan điểm trong Nghị quyết 25; nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, nhất là người đứng đầu về công tác dân vận. Trong quá trình thực hiện, cần chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ" và phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dận thụ hưởng".
Đẩy mạnh công tác dân vận chính quyền theo Chỉ thị 33 của Thủ tướng Chính phủ. Chính quyền, cán bộ, công chức phải thực sự gần dân, sát dân, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dân vận, thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương trong thực hiện công tác dân vận, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, phải luôn ý thức sâu sắc "dân là gốc", “dân là chủ”, "lòng dân là thước đo"; nghiên cứu kỹ, thấu đáo, phù hợp với thực tiễn khi ban hành chủ trương, chính sách. Mọi chủ trương của cấp ủy và các cơ chế, chính sách của chính quyền phải thật sự là các "quyết sách lòng dân", xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đồng thời, phải động viên, hướng dẫn, tổ chức để Nhân dân chủ động, tích cực tham gia thực hiện…
Thay mặt BTV Tỉnh ủy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy tiếp thu ý kiến phát biểu của đồng chí Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, tỉnh sẽ chỉ đạo bổ sung, hoàn thiện báo cáo tổng kết, đồng thời tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác dân vận của tỉnh trong thời gian tới.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nước ta, là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Vì vậy, đồng chí yêu cầu cần phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tăng cường, đổi mới, làm tốt công tác dân vận trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; xây dựng tỉnh Hà Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đồng thời, nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 25 và Kết luận số 43 trong thời gian tới.
Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chủ trương của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận theo tinh thần Nghị quyết số 25 và Kết luận số 43. Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là trong lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, các hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và cách thức tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở cơ sở và trong từng cơ quan, đơn vị.
Lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền; triển khai thực hiện tốt Luật Dân chủ ở cơ sở, đảm bảo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, XIII) gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị thực hiện nêu gương trước cán bộ, công chức và Nhân dân, nói đi đôi với làm để Nhân dân tin tưởng làm theo; đồng thời, tăng cường đi cơ sở để nắm bắt tình hình và có giải pháp xử lý kịp thời. Thực hiện tốt chính sách tôn giáo và đảm bảo an ninh tôn giáo.
Ban Dân vận cấp ủy và Khối Dân vận cơ sở chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước, chính quyền cùng cấp, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn, triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là, các mô hình trong công tác GPMB thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; đảm bảo an ninh trật tự.
MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng trọng tâm về cơ sở. Phát huy vai trò trong giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo Quy định số 124, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư./.