Tình yêu bóng đá đẹp và sự thầm lặng của bầu Hải

Bóng đá muốn phát triển thì rất cần những người tâm huyết chung tay phát triển bóng đá trẻ một cách toàn diện.

Nếu trên khán đài không có khán giả (hoặc rất ít người xem), dưới sân không có những cầu thủ chơi bóng với tinh thần cao thượng của thể thao, chắc chắn không có ai bảo trận đấu này rất đẹp, hấp dẫn.

Câu chuyện này từng xảy ra với bóng đá Việt Nam ở thời điểm năm 2013 đổ lại về trước. Và cuối cùng, sau những ngày sống trong cảnh "khô hạn" thì bóng đá cũng được trả về với đúng nghĩa khi xuất hiện lứa Công Phượng của bầu Đức làm thổn thức hàng triệu người hâm mộ nước nhà.

Sau 1 thập kỷ, câu chuyện ở Cần Thơ năm 2014 vẫn là kỷ niệm đẹp in sâu trong tâm trí hàng triệu người hâm mộ, cũng là kỷ lục của bóng đá nước nhà với hình ảnh sân bóng có hơn 50 nghìn CĐV đến xem, chưa kể rất đông người chấp nhận cảnh trèo lên cây, mái nhà để dõi theo lứa Công Phượng thi đấu.

Một trong những người góp công rất lớn vào câu chuyện kể trên là ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch NutiFood. Bầu Hải có đặc điểm là không bao giờ muốn ồn ào, hay xuất hiện trên truyền thông. Ông là mẫu người trung thành với sự thầm lặng cống hiến cho bóng đá theo cách riêng biệt.

Bầu Hải rất yêu bóng đá đẹp nên ông tâm huyết phát triển bóng đá trẻ trong nhiều năm qua, nhưng chọn cách cống hiến thầm lặng.

Bầu Hải rất yêu bóng đá đẹp nên ông tâm huyết phát triển bóng đá trẻ trong nhiều năm qua, nhưng chọn cách cống hiến thầm lặng.

Câu chuyện này đã từng khiến cho tôi ngạc nhiên. Năm 2018, V.League được bầu Hải tài trợ 40 tỷ đồng nhưng giải đấu ồn ào với câu chuyện bầu Đức và bầu Tú. Tôi từng nhắn hỏi ông Hải với tư cách nhà tài trợ chính liệu có buồn với chuyện giải đấu có tranh cãi hay không? Bầu Hải chọn cách im lặng.

Cũng với tính cách nói trên, trong thời điểm bóng đá Việt Nam thăng hoa dưới thời HLV Park Hang Seo, ít ai biết được một trong những cá nhân góp công rất lớn chính là bầu Hải. Vì phần lớn ngôi sao đều được chắp cánh từ các sân chơi U19 do ông chủ NutiFood tổ chức. Chính các giải đấu trẻ là tiền đề để các tài năng được phát hiện, sau đó trưởng thành nhờ được liên tục thi đấu với các đối thủ rất mạnh khác nhau.

Đúng hơn, nếu không có những sân chơi trẻ thì khó phát hiện ra nhân tài, cũng như không có nhiều cơ hội cho những "viên ngọc thô" dược mài giũa để chói sáng.

Những tấm ảnh về bầu Hải với bóng đá có thể nói rất hiếm. Đây cũng là một điều rất thú vị dù ông Hải gắn bó với bóng đá nhiều năm liền.

Những tấm ảnh về bầu Hải với bóng đá có thể nói rất hiếm. Đây cũng là một điều rất thú vị dù ông Hải gắn bó với bóng đá nhiều năm liền.

Sự thầm lặng của ông Trần Thanh Hải còn phải kể đến chuyện mở Học viện bóng đá NutiFood. Chưa bao giờ tham gia sân chơi chuyên nghiệp với tư cách ông chủ nuôi đội bóng, bầu Hải vẫn dành hàng tỷ đồng mỗi năm đầu tư cho bóng đá trẻ. Một câu chuyện có thể nói rất đẹp, góp phần cống hiến để xây nền móng cho bóng đá Việt Nam.

Bây giờ, bầu Hải tiếp tục là một trong những người tiên phong ở sân chơi bóng đá sinh viên. Bầu Hải cùng 7 ông bầu khác "khai sinh" ra sân chơi SV-League. Một cuộc chơi được chính các ông chủ bỏ tiền túi để giúp cho các cử nhân tương lai được thỏa mãn giấc mơ chơi bóng, phát triển toàn diện về trí lực, rèn luyện ý chí, đạo đức...

Một bức tranh ở thì tương lai, nếu như SV-League 2020 phát triển đúng như sự chờ đợi của bầu Hải cùng 7 ông chủ, đây chắc chắn là sân chơi có ý nghĩa lớn cho bóng đá nước nhà. Bởi xu thế chung của tất cả nền bóng đá hàng đầu thế giới là phát triển mạnh về sân chơi học đường.

Độc giả có thể đặt ra một câu hỏi rất thực tế rằng: Bóng đá muốn phát triển cần gì?

Ở phần trả lời, chúng ta có thể nhớ lại câu nói của HLV Alfred Riedl (cố HLV trưởng tuyển Việt Nam): "Bóng đá Việt Nam đang xây nhà từ nóc". Thế nên, đó phải là cách làm bài bản, có sự đầu tư chiều sâu theo hành trình dài lâu, trong đó đào tạo trẻ, các sân chơi trẻ, bóng đá học đường có vai trò hết sức quan trọng.

Dù vậy, chuyện làm bóng đá trẻ, tổ chức sân chơi trẻ tốn rất tâm huyết, tiền bạc và công sức, cũng không tạo ra thương hiệu cá nhân như sân chơi chuyên nghiệp, hay thu về lợi ích ngoài bóng đá. Tức cần lắm những người tâm huyết, yêu bóng đá và chấp nhận cống hiến thầm lặng để phát triển bóng đá trẻ.

Rõ ràng, bầu Hải xứng đáng là một trong những người đặc biệt của bóng đá Việt Nam ở phương diện thầm lặng cống hiến. Lý giải cho điều này về ông Trần Thanh Hải thì vô cùng ngắn gọn, không dài như hành trình ông miệt mài đóng góp: Yêu bóng đá đẹp và muốn được cống hiến cho bóng đá Việt Nam phát triển.

Văn Nhân

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/the-thao/tinh-yeu-bong-da-dep-va-su-tham-lang-cua-bau-hai-20201026132431570.html