Tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam?

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, coi báo chí là phương tiện quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Bác cũng chính là người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam là tờ báo nào?

A: Thanh Niên

B: Cứu Quốc

C: Nhân Dân

D: Sự Thật

Giải thích

Trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, từ năm 1860 đã có một số tờ báo lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Những năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh hướng chính trị khác nhau, nên không thể tập hợp vào chung một tổ chức thống nhất. Đến ngày 21/6/1925, tại số nhà 13 đường Văn Minh, Quảng Châu (Trung Quốc), Báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên thì dòng báo chí cách mạng Việt Nam mới bắt đầu hình thành. Tại đây, báo được chuyển về nước bằng nhiều con đường bí mật và được phổ biến rộng rãi trong Nhân dân, tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam; về sau Báo Thanh niên được coi là cơ quan ngôn luận của tổ chức “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội”.

Đại hội thành lập Hội những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam) diễn ra ở đâu?

A: Tỉnh Tuyên Quang

B: Tỉnh Thái Nguyên

C: Thủ đô Hà Nội

D: Tỉnh Cao Bằng

Giải thích

Ngày 21/4/1950, tại hội trường Mặt trận Liên Việt (nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) ở xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn ra Đại hội lần thứ nhất thành lập Hội những người viết báo Việt Nam. Đại hội thông qua Điều lệ, bầu Ban lãnh đạo gồm: nhà báo Xuân Thủy - Hội trưởng; nhà báo Đỗ Đức Dục (Báo Độc Lập) - Phó Hội trưởng; nhà báo Hoàng Tùng (Báo Sự Thật); nhà báo Nguyễn Thành Lê (Báo Độc Lập) - Thư ký; nhà báo Như Quỳnh - Phó Thư ký và một số nhà báo: Đào Phan, Từ Giấy, Đỗ Trọng Giang, Lưu Văn Lợi, Quang Đạm, Như Phong, Nguyễn Anh Chấn, Hải Triều, Phan Thao, Huỳnh Tấn Phát.

Lần đầu tiên giới báo chí cả nước tổ chức lễ kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam là vào ngày nào?

A: 21/6/1980

B: 21/6/1985

C: 21/6/1990

D: 21/6/1995

Giải thích

Tháng 02/1985, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 52 - QĐ/TW, ngày 05/02/1985 lấy ngày ra số đầu tiên của Báo Thanh Niên làm ngày Báo chí Việt Nam (21/6/1925); nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Ngày 21/6/1985, lần đầu tiên giới báo chí cả nước tổ chức lễ kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm Báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên.

Trung ương đồng ý gọi Ngày Báo chí Việt Nam là “Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhân sự kiện nào?

A: Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Báo chí Việt Nam 21/6/1995

B: Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Báo chí Việt Nam 21/6/2000

C: Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Báo chí Việt Nam 21/6/2005

Giải thích

Ngày 21/6/2000, nhân kỉ niệm 75 năm ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi ngày Báo chí Việt Nam là “Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

Điểm

Khôi Nguyễn

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/to-bao-dau-tien-cua-nen-bao-chi-cach-mang-viet-nam-post268612.html