Tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị ở huyện Phú Giáo: Đổi mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Kiêm nhiệm, giảm đầu mối
Việc sắp xếp, sáp nhập đối với các đơn vị hành chính, thực hiện một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh, giảm cấp trưởng để tinh gọn đầu mối trong lĩnh vực quản lý, từ đó nâng cao chất lượng bộ máy của hệ thống chính trị ở huyện hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Có thể thấy rõ nhất là mô hình sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao với Đài Truyền thanh huyện thành Trung tâm Văn hóa - Truyền thanh. Từ tháng 3-2020, sau khi sáp nhập thành Trung tâm Văn hóa - Truyền thanh đã giảm dần bổ sung biên chế cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên; đồng thời giảm nguồn chi thường xuyên, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy.
Trung tâm Hành chính công huyện Phú Giáo phục vụ công dân đến giao dịch hành chính thuận tiện, nhanh gọn
Việc thí điểm nhất thể, kiêm nhiệm hóa chức danh ở nhiều vị trí trong tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị ở huyện Phú Giáo cũng đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Từ tháng 3-2019, Huyện ủy tiến hành nhất thể hóa chức danh Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện. Theo Huyện ủy Phú Giáo, Ban Dân vận Huyện ủy là cơ quan tham mưu cho cấp ủy Đảng về công tác dân vận, Ủy Ban MTTQ Việt Nam huyện là cơ quan tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của cấp ủy về công tác tập hợp, vận động quần chúng, có những điểm tương đồng. Do vậy, khi thực hiện kiêm nhiệm sẽ thuận lợi trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, vừa tham mưu cho cấp ủy Đảng về chủ trương, chính sách công tác dân vận, vừa chỉ đạo tổ chức thực hiện những chủ trương chính sách dân vận của Đảng. Đặc biệt, khi kiêm nhiệm, người đứng đầu có điều kiện nắm bắt, lắng nghe đầy đủ và kịp thời hơn ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, bao quát, chặt chẽ hơn trong quá trình tham mưu, giúp cấp ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết công việc hàng ngày, nhất là các phong trào, các cuộc vận động.
Một vị trí kiêm chức danh khác là Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy đồng thời là Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện được nhất thể hóa từ tháng 9-2019. Cũng theo Huyện ủy Phú Giáo, việc kiêm nhiệm chức danh này đã gắn công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp huyện về lĩnh vực giáo dục lý luận chính trị với khâu tổ chức thực hiện. Mặt khác, Trưởng ban Tuyên giáo là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy nên giảm nhiều khâu trung gian trong tổ chức thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Hay mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công, cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện tại huyện, 11 xã và thị trấn phục vụ công dân đến giao dịch hành chính được tiện lợi, thông suốt, tiết kiệm thời gian đi lại...
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
Để đạt được các mục tiêu đề ra theo đúng lộ trình, Ban Thường vụ Huyện ủy đã kịp thời tổ chức phổ biến, quán triệt và cụ thể hóa ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 18, các văn bản triển khai của Trung ương, của tỉnh về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. Đồng thời, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo quyết liệt việc rà soát, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy từ huyện đến cơ sở với quyết tâm cao, đúng với tinh thần của Nghị quyết 18 và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Từ đó, các cấp ủy, chính quyền, tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị luôn quan tâm thực hiện nghiêm đề án vị trí việc làm gắn với tinh giản biên chế theo lộ trình và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý biên chế.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng, Bí thư Huyện ủy Phú Giáo, cho biết trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 18, bên cạnh những thuận lợi cũng còn có những khó khăn, hạn chế nhất định. Đơn cử, một số văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn của Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy chưa cóquy định cụthể, thiếu đồng bộvàchưa thay đổi kịp với tình hình thực tiễn; chưa có chế độ chính sách phù hợp để thực hiện đối với đối tượng được tinh giản, sắp xếp lại. Hay việc tinh giản biên chế dẫn đến khối lượng công việc nhiều nhưng biên chế ít cũng đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian thực hiện nhiệm vụ...
Theo bà Hằng, cần sớm ban hành quy định thống nhất về vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp của từng cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh; phê duyệt số lượng biên chế, hợp đồng theo vị trí việc làm, ngoài chức năng, nhiệm vụ cần xem xét các yếu tố khác (đơn vị hành chính cấp xã, diện tích, dân số, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội…) của từng huyện cho phù hợp; cần có chế độ ưu đãi thêm cho cán bộ, công chức của xã, thị trấn khi thực hiện kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Thực hiện Nghịđịnh số34-NĐ/CP vàNghịquyết HĐND tỉnh, chỉkhoán kinh phíhoạt động cho cán bộ, công chức xã, thịtrấn, đối với cán bộkhông chuyên trách cấp xã, không được khoán kinh phíhoạt động, do đókhókhăn trong thực hiện nhiệm vụ... Bên cạnh đó, cần đề xuất xem xét việc sửa đổi, bổsung Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14-12- 2004 của Chính phủ “Vềchế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”…
5 năm qua huyện Phú Giáo đã sắp xếp, tinh giản biên chế từ huyện đến cơ sở với số lượng giảm 600 người, trong đó khối Đảng và đoàn thể giảm 20 biên chế; khối Nhà nước giảm 34 biên chế; khối xã, thị trấn giảm 61 định biên; khối sự nghiệp thuộc UBND huyện giảm 20 biên chế... từ đó tiết kiệm ngân sách tương ứng gần 11,5 tỷ đồng.