Tổ hợp phòng không S-300V1 Ukraine bất lực trước tên lửa Nga

Tổ hợp phòng không S-300V1 Ukraine mặc dù nhận rất nhiều kỳ vọng nhưng nó lại chẳng thể ngăn đòn tấn công của tên lửa Nga, nguyên nhân là vì sao?

Tổ hợp phòng không S-300V1 Ukraine chưa từng lên tiếng kể từ khi nổ ra chiến sự, nó im lặng một cách khó hiểu ngay cả khi tên lửa Nga tấn công, bất chấp đây là vũ khí được cho là đặc trị đối phương.

Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được thừa hưởng rất nhiều vũ khí thuộc hàng chiến lược, trong đó có cả những hệ thống tên lửa phòng không tầm xa rất hiện đại bao gồm S-300PS và đáng chú ý nhất là S-300V1.

Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được thừa hưởng rất nhiều vũ khí thuộc hàng chiến lược, trong đó có cả những hệ thống tên lửa phòng không tầm xa rất hiện đại bao gồm S-300PS và đáng chú ý nhất là S-300V1.

S-300V1 là tổ hợp phòng không lục quân tầm xa đa kênh di động độc nhất vô nhị trên thế giới, nó được xem là phương tiện rất hiệu quả để đánh chặn cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo cũng như máy bay chiến đấu của đối phương.

S-300V1 là tổ hợp phòng không lục quân tầm xa đa kênh di động độc nhất vô nhị trên thế giới, nó được xem là phương tiện rất hiệu quả để đánh chặn cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo cũng như máy bay chiến đấu của đối phương.

Hệ thống S-300V1 có khả năng kháng nhiễu rất cao, tác chiến tốt trong môi trường nhiễu điện tử dày đặc, trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày đêm. Tổ hợp này được trang bị 2 loại đạn tên lửa riêng biệt để tiêu diệt các mục tiêu khác nhau.

Hệ thống S-300V1 có khả năng kháng nhiễu rất cao, tác chiến tốt trong môi trường nhiễu điện tử dày đặc, trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày đêm. Tổ hợp này được trang bị 2 loại đạn tên lửa riêng biệt để tiêu diệt các mục tiêu khác nhau.

Đầu tiên là đạn 9M83 Gladiator cỡ nhỏ hơn được dùng để tiêu diệt các mục tiêu hàng không ở mọi độ cao, bao gồm cả tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Đầu tiên là đạn 9M83 Gladiator cỡ nhỏ hơn được dùng để tiêu diệt các mục tiêu hàng không ở mọi độ cao, bao gồm cả tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Trong khi đó, đạn 9M82 Giant kích thước lớn có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, tên lửa không đối đất siêu thanh, thậm chí cả máy bay gây nhiễu ở tầm xa lên tới 200 km.

Trong khi đó, đạn 9M82 Giant kích thước lớn có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, tên lửa không đối đất siêu thanh, thậm chí cả máy bay gây nhiễu ở tầm xa lên tới 200 km.

Toàn bộ các thành phần của hệ thống phòng không S-300V1 đều được đặt trên xe việt dã bánh xích có độ cơ động rất cao.

Toàn bộ các thành phần của hệ thống phòng không S-300V1 đều được đặt trên xe việt dã bánh xích có độ cơ động rất cao.

Ngoài việc lập ô phòng không điểm thì nó còn đủ sức theo kịp đội hình tiến quân của các đơn vị cơ giới để "che đầu" trước phương tiện tấn công đường không của đối phương.

Ngoài việc lập ô phòng không điểm thì nó còn đủ sức theo kịp đội hình tiến quân của các đơn vị cơ giới để "che đầu" trước phương tiện tấn công đường không của đối phương.

Cần lưu ý đó là do gặp nhiều khó khăn về kinh tế mà những tổ hợp S-300V1 của Ukraine không được triển khai chiến đấu trong một thời gian dài.

Cần lưu ý đó là do gặp nhiều khó khăn về kinh tế mà những tổ hợp S-300V1 của Ukraine không được triển khai chiến đấu trong một thời gian dài.

Hai đơn vị được biên chế S-300V1 là Lữ đoàn tên lửa phòng không số 25 (A1181) triển khai tại khu vực Stryi, Lviv và Lữ đoàn tên lửa phòng không 137 (A3024) ở Uman, vùng Cherkasy đều bị giải tán trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2012, bất chấp sự phản đối quyết liệt từ giới quân sự.

Hai đơn vị được biên chế S-300V1 là Lữ đoàn tên lửa phòng không số 25 (A1181) triển khai tại khu vực Stryi, Lviv và Lữ đoàn tên lửa phòng không 137 (A3024) ở Uman, vùng Cherkasy đều bị giải tán trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2012, bất chấp sự phản đối quyết liệt từ giới quân sự.

Phải tới khi chiến sự miền Đông nổ ra thì cùng với xu hướng tái trang bị cho Lực lượng vũ trang Ukraine, các tổ hợp tên lửa phòng không S-300V1 nói trên mới quay trở lại thành phần tác chiến.

Phải tới khi chiến sự miền Đông nổ ra thì cùng với xu hướng tái trang bị cho Lực lượng vũ trang Ukraine, các tổ hợp tên lửa phòng không S-300V1 nói trên mới quay trở lại thành phần tác chiến.

Kiev hy vọng S-300V1 sẽ giúp chống lại cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo cũng như tên lửa hành trình có thể đến từ phía Nga, nó thậm chí còn được xem là "khắc tinh" của Iskander-M và Kalibr.

Kiev hy vọng S-300V1 sẽ giúp chống lại cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo cũng như tên lửa hành trình có thể đến từ phía Nga, nó thậm chí còn được xem là "khắc tinh" của Iskander-M và Kalibr.

Nhưng thực tế trong vài ngày qua, khi Quân đội Nga bắn liên tiêp nhiều loại tên lửa bao gồm Iskander-M, Kh-101, Oniks, Kalibr... vào nhiều mục tiêu quan trọng trên đất Ukraine thì S-300V1 lại hoàn toàn im hơi lặng tiếng.

Nhưng thực tế trong vài ngày qua, khi Quân đội Nga bắn liên tiêp nhiều loại tên lửa bao gồm Iskander-M, Kh-101, Oniks, Kalibr... vào nhiều mục tiêu quan trọng trên đất Ukraine thì S-300V1 lại hoàn toàn im hơi lặng tiếng.

Theo giới phân tích, có thể tồn tại một vài nguyên nhân dẫn tới tình trạng nói trên, thứ nhất là tính năng của tên lửa tấn công Nga quá cao so với khả năng đánh chặn của S-300V1, hoặc những tổ hợp này đã bị phá hủy ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến.

Theo giới phân tích, có thể tồn tại một vài nguyên nhân dẫn tới tình trạng nói trên, thứ nhất là tính năng của tên lửa tấn công Nga quá cao so với khả năng đánh chặn của S-300V1, hoặc những tổ hợp này đã bị phá hủy ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến.

Nhưng cũng có thể số lượng đạn đánh chặn thuộc tổ hợp S-300V1 Ukraine không còn nhiều, sẽ rất lãng phí nếu dùng để bắn vào tên lửa tấn công, nhất là khi xác suất trúng đích chỉ bằng một đạn tương đối thấp.

Nhưng cũng có thể số lượng đạn đánh chặn thuộc tổ hợp S-300V1 Ukraine không còn nhiều, sẽ rất lãng phí nếu dùng để bắn vào tên lửa tấn công, nhất là khi xác suất trúng đích chỉ bằng một đạn tương đối thấp.

Không loại trừ khả năng Ukraine đang âm thầm cho S-300V1 ẩn mình và sẽ bung sức khi đối đầu những mục tiêu giá trị cao, chẳng hạn như máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga.

Không loại trừ khả năng Ukraine đang âm thầm cho S-300V1 ẩn mình và sẽ bung sức khi đối đầu những mục tiêu giá trị cao, chẳng hạn như máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/to-hop-phong-khong-s-300v1-ukraine-bat-luc-truoc-ten-lua-nga-post499096.antd