Tổ hợp phòng thủ nào vừa đánh chặn 8 quả rocket nã vào Baghdad?

8 quả rocket vừa phóng về phía Đại Sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad, Iraq đã bị đánh chặn gần như toàn bộ bởi tổ hợp phòng thủ đặc biệt được Mỹ đặt tại đây.

Theo thông tin vừa được hãng AP đăng tải, tối qua ngày 20/12 theo giờ địa phương, 8 quả rocket đã nã về phía Đại Sứ quán Mỹ ở Baghdad khiến một nhân viên an ninh bị thương. Nguồn ảnh: Pintetest.

Theo thông tin vừa được hãng AP đăng tải, tối qua ngày 20/12 theo giờ địa phương, 8 quả rocket đã nã về phía Đại Sứ quán Mỹ ở Baghdad khiến một nhân viên an ninh bị thương. Nguồn ảnh: Pintetest.

Rất may mắn là tổ hợp phòng thủ C-RAM của Mỹ đã đánh hạ gần như toàn bộ 8 quả rocket này. Tuy nhiên vụ tấn công cũng làm dấy lên lo ngại an ninh ở khu vực này sau gần một năm Mỹ ám sát tướng Qasem Soleimani của Iran. Nguồn ảnh: Pintetest.

Rất may mắn là tổ hợp phòng thủ C-RAM của Mỹ đã đánh hạ gần như toàn bộ 8 quả rocket này. Tuy nhiên vụ tấn công cũng làm dấy lên lo ngại an ninh ở khu vực này sau gần một năm Mỹ ám sát tướng Qasem Soleimani của Iran. Nguồn ảnh: Pintetest.

Theo thông tin được Đại Sứ quán Mỹ thông báo, hệ thống phòng thủ C-RAM được triển khai ở thủ đô Baghdad để bảo vệ các vụ tấn công bằng cối, rocket nhắm vào các cơ sở ngoại giao của nước này. Nguồn ảnh: Chosun.

Theo thông tin được Đại Sứ quán Mỹ thông báo, hệ thống phòng thủ C-RAM được triển khai ở thủ đô Baghdad để bảo vệ các vụ tấn công bằng cối, rocket nhắm vào các cơ sở ngoại giao của nước này. Nguồn ảnh: Chosun.

Tổ hợp phòng thủ C-RAM được Mỹ đặt tại Baghdad bao gồm chủ yếu là những khẩu pháo phòng không cao tốc 20mm loại Phalanx. Nguồn ảnh: Pintetest.

Tổ hợp phòng thủ C-RAM được Mỹ đặt tại Baghdad bao gồm chủ yếu là những khẩu pháo phòng không cao tốc 20mm loại Phalanx. Nguồn ảnh: Pintetest.

Đây cũng là tổ hợp phòng thủ tầm gần được trang bị trên hầu hết các tàu chiến Mỹ hiện nay và được coi là "chốt chặn cuối cùng", chỉ khai hỏa khi các tổ hợp đánh chặn tầm xa khác không phát huy được hiệu quả. Nguồn ảnh: Pintetest.

Đây cũng là tổ hợp phòng thủ tầm gần được trang bị trên hầu hết các tàu chiến Mỹ hiện nay và được coi là "chốt chặn cuối cùng", chỉ khai hỏa khi các tổ hợp đánh chặn tầm xa khác không phát huy được hiệu quả. Nguồn ảnh: Pintetest.

Do thủ đô Baghdad thường xuyên phải hứng chịu những vụ tấn công bằng pháo cối và rocket, tổ hợp pháo cao tốc Phalan tỏ ra hữu hiệu hơn cả trong việc phòng thủ ở cự ly gần, thời gian phản ứng rất nhanh. Nguồn ảnh: Pintetest.

Do thủ đô Baghdad thường xuyên phải hứng chịu những vụ tấn công bằng pháo cối và rocket, tổ hợp pháo cao tốc Phalan tỏ ra hữu hiệu hơn cả trong việc phòng thủ ở cự ly gần, thời gian phản ứng rất nhanh. Nguồn ảnh: Pintetest.

Được thiết kế từ những năm 70 của thế kỷ trước, Phalanx tới nay vẫn là một trong số những tổ hợp phòng thủ tầm gần hiệu quả và hiện đại bậc nhất thế giới, được hải quân Mỹ và nhiều nước NATO tin dùng. Nguồn ảnh: Pintetest.

Được thiết kế từ những năm 70 của thế kỷ trước, Phalanx tới nay vẫn là một trong số những tổ hợp phòng thủ tầm gần hiệu quả và hiện đại bậc nhất thế giới, được hải quân Mỹ và nhiều nước NATO tin dùng. Nguồn ảnh: Pintetest.

Sử dụng cỡ đạn 20x102mm, pháo cao tốc Phalanx có tốc độ bắn tối đa lên tới 4500 phát mỗi phút, tương đương với khoảng... 75 viên mỗi giây. Tốc độ bắn "kinh hồn bạt vía" này đủ để tạo ra một lưới lửa phòng thủ tầm thấp cực kỳ hiệu quả với các quả đạn pháo, rocket của đối phương. Nguồn ảnh: Pintetest.

Sử dụng cỡ đạn 20x102mm, pháo cao tốc Phalanx có tốc độ bắn tối đa lên tới 4500 phát mỗi phút, tương đương với khoảng... 75 viên mỗi giây. Tốc độ bắn "kinh hồn bạt vía" này đủ để tạo ra một lưới lửa phòng thủ tầm thấp cực kỳ hiệu quả với các quả đạn pháo, rocket của đối phương. Nguồn ảnh: Pintetest.

Tổ hợp C-RAM sử dụng một phiên bản cải tiến từ pháo cao tốc Phalanx kết hợp với hệ thống radar tự dẫn, cho phép khẩu pháo cao tốc này có thể tự xả đạn và đuổi theo mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối. Nguồn ảnh: Pintetest.

Tổ hợp C-RAM sử dụng một phiên bản cải tiến từ pháo cao tốc Phalanx kết hợp với hệ thống radar tự dẫn, cho phép khẩu pháo cao tốc này có thể tự xả đạn và đuổi theo mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối. Nguồn ảnh: Pintetest.

Tất nhiên, C-RAM của Mỹ cũng có điểm yếu khi nó không thể tấn công được các mục tiêu có tốc độ bay quá nhanh, tuy nhiên với những quả đạn pháo hay rocket có tốc độ bay dưới 800 mét/giây, đây là loại vũ khí đánh chặn cực kỳ hiệu quả. Nguồn ảnh: Gify.

Cận cảnh một pha "sấy" của C-RAM nhắm vào các quả đạn pháo và rocket, nhiều tổ hợp C-RAM cùng tấn công một mục tiêu sẽ gia tăng tối đa khả năng đánh chặn và tỷ lệ đánh trúng đối phương. Nguồn ảnh: Gify.

Cận cảnh pha đánh chặn của tổ hợp C-RAM để bảo vệ Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad khỏi 8 quả rocket tối hôm 20/12 vừa rồi.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/to-hop-phong-thu-nao-vua-danh-chan-8-qua-rocket-na-vao-baghdad-1476866.html