Tò mò dung mạo phục dựng 'Người phụ nữ la hét' 3.500 tuổi

Các chuyên gia đã phục dựng thành công dung mạo của 'Người phụ nữ la hét' 3.500 tuổi. Người phụ nữ Ai Cập này có biểu cảm gương mặt méo mó cho thấy đã có cái chết đầy đau đớn.

Được tìm thấy ở Deir Elbahari, Ai Cập năm 1935, xác ướp nữ Ai Cập 3.500 tuổi nằm trong ngôi mộ gia đình của kiến trúc sư hoàng gia Senmut. Các nhà nghiên cứu gọi thi hài này là "Người phụ nữ la hét" xuất phát từ biểu cảm gương mặt méo mó, miệng há hốc cho thấy bà đã có cái chết đầy đau đớn.

Được tìm thấy ở Deir Elbahari, Ai Cập năm 1935, xác ướp nữ Ai Cập 3.500 tuổi nằm trong ngôi mộ gia đình của kiến trúc sư hoàng gia Senmut. Các nhà nghiên cứu gọi thi hài này là "Người phụ nữ la hét" xuất phát từ biểu cảm gương mặt méo mó, miệng há hốc cho thấy bà đã có cái chết đầy đau đớn.

Quan tài của "Người phụ nữ la hét" không khắc tên nhưng lại được chôn cùng cha mẹ của Senmut nên bà có thể là thành viên gần gũi trong gia đình của kiến trúc sư hoàng gia này.

Quan tài của "Người phụ nữ la hét" không khắc tên nhưng lại được chôn cùng cha mẹ của Senmut nên bà có thể là thành viên gần gũi trong gia đình của kiến trúc sư hoàng gia này.

Không giống những xác ướp Ai Cập cùng thời, nội tạng của "Người phụ nữ la hét" vẫn còn nguyên trong thi thể. Do đó, giới nghiên cứu ban đầu cho rằng miệng của người phụ nữ này há hốc là do lỗi bất cẩn của thợ ướp xác.

Không giống những xác ướp Ai Cập cùng thời, nội tạng của "Người phụ nữ la hét" vẫn còn nguyên trong thi thể. Do đó, giới nghiên cứu ban đầu cho rằng miệng của người phụ nữ này há hốc là do lỗi bất cẩn của thợ ướp xác.

Thế nhưng, nghiên cứu gần đây của các chuyên gia chỉ ra người phụ nữ này có cái chết đau đớn nên biểu cảm gương mặt méo mó, miệng há hốc.

Thế nhưng, nghiên cứu gần đây của các chuyên gia chỉ ra người phụ nữ này có cái chết đau đớn nên biểu cảm gương mặt méo mó, miệng há hốc.

Gần đây, nhóm chuyên gia đứng đầu là chuyên gia đồ họa người Brazil Cicero Moraes đã tiến hành phục dựng chân dung của "Người phụ nữ la hét".

Gần đây, nhóm chuyên gia đứng đầu là chuyên gia đồ họa người Brazil Cicero Moraes đã tiến hành phục dựng chân dung của "Người phụ nữ la hét".

Nhóm của chuyên gia đồ họa Cicero đã sử dụng một kỹ thuật kết hợp nhiều yếu tố từ cách phục dựng gương mặt truyền thống với phương pháp mới dựa trên dữ liệu chụp cắt lớp vi tính từ người sống. Nhờ vậy, họ có thể khám phá giới hạn của các cấu trúc trên gương mặt gồm: tai, mắt, mũi, miệng...

Nhóm của chuyên gia đồ họa Cicero đã sử dụng một kỹ thuật kết hợp nhiều yếu tố từ cách phục dựng gương mặt truyền thống với phương pháp mới dựa trên dữ liệu chụp cắt lớp vi tính từ người sống. Nhờ vậy, họ có thể khám phá giới hạn của các cấu trúc trên gương mặt gồm: tai, mắt, mũi, miệng...

Ông Moraes đã tạo ra vài phiên bản gương mặt khác nhau "Người phụ nữ la hét". Trong đó, một phiên bản khách quan khắc họa người phụ nữ có đôi mắt nhắm và tông màu xám để tránh những đánh giá về màu da hoặc màu mắt.

Ông Moraes đã tạo ra vài phiên bản gương mặt khác nhau "Người phụ nữ la hét". Trong đó, một phiên bản khách quan khắc họa người phụ nữ có đôi mắt nhắm và tông màu xám để tránh những đánh giá về màu da hoặc màu mắt.

Phiên bản phục dựng gương mặt có màu mang tính chủ quan hơn, khắc họa dung mạo người phụ nữ trong đời sống và đội tóc giả khi chôn cất. Trong khi đó, phiên bản thứ ba chụp khoảnh khắc người phụ nữ đang hét, có thể là biểu cảm gương mặt thật của bà khi qua đời.

Phiên bản phục dựng gương mặt có màu mang tính chủ quan hơn, khắc họa dung mạo người phụ nữ trong đời sống và đội tóc giả khi chôn cất. Trong khi đó, phiên bản thứ ba chụp khoảnh khắc người phụ nữ đang hét, có thể là biểu cảm gương mặt thật của bà khi qua đời.

Thông qua kiểm tra quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier trên xác ướp "Người phụ nữ la hét", Sahar Saleem ở Đại học Cairo University, trưởng nhóm nghiên cứu phát hiện sau khi qua đời, người này được ướp bằng cây bách xù và trầm hương. Đây đều là những nguyên liệu có giá rất đắt đỏ. Trong đó, bách xù được nhập từ phía đông Địa Trung Hải và trầm hương có nguồn gốc từ Đông Phi hoặc Nam Arab.

Thông qua kiểm tra quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier trên xác ướp "Người phụ nữ la hét", Sahar Saleem ở Đại học Cairo University, trưởng nhóm nghiên cứu phát hiện sau khi qua đời, người này được ướp bằng cây bách xù và trầm hương. Đây đều là những nguyên liệu có giá rất đắt đỏ. Trong đó, bách xù được nhập từ phía đông Địa Trung Hải và trầm hương có nguồn gốc từ Đông Phi hoặc Nam Arab.

Không những vậy, "Người phụ nữ la hét" còn đội bộ tóc giả với sợi làm từ câu chà là, xử lý bằng thạch anh, magnetite và tinh thể albite. Chúng có thể khiến các lọn tóc trở nên cứng và chuyển màu tóc thành màu đen. Đây là màu sắc đại diện cho sự trẻ trung theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại.

Không những vậy, "Người phụ nữ la hét" còn đội bộ tóc giả với sợi làm từ câu chà là, xử lý bằng thạch anh, magnetite và tinh thể albite. Chúng có thể khiến các lọn tóc trở nên cứng và chuyển màu tóc thành màu đen. Đây là màu sắc đại diện cho sự trẻ trung theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại.

Mời độc giả xem video: Giật mình phát hiện xác ướp 2.500 tuổi tim vẫn đập thình thịch.

Tâm Anh (theo Daily Star, DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/to-mo-dung-mao-phuc-dung-nguoi-phu-nu-la-het-3500-tuoi-2024388.html