Tọa đàm 'Bất động sản - Nhà ở cho người trẻ': Nhiều ý kiến tâm huyết

Các chuyên gia, doanh nghiệp dự tọa đàm đã đưa ra nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách, ưu đãi tín dụng... để giúp người trẻ sớm giải quyết nhu cầu nhà ở

Ông VƯƠNG DUY DŨNG, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng:

Thí điểm về chính sách nhà ở xã hội

Vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu trong Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH giai đoạn 2021-2030.

Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương này, bên cạnh các chính sách ưu đãi, rất cần nguồn vốn hỗ trợ ổn định. Hiện nay, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng đang được triển khai. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất thành lập Quỹ Nhà ở, hướng đến việc phát triển nhà ở giá rẻ một cách bền vững.

Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương này, bên cạnh các chính sách ưu đãi, rất cần nguồn vốn hỗ trợ ổn định. Hiện nay, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng đang được triển khai. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất thành lập Quỹ Nhà ở, hướng đến việc phát triển nhà ở giá rẻ một cách bền vững.

Bộ Xây dựng đang nghiên cứu và chuẩn bị trình Chính phủ, để tiếp tục trình Quốc hội một nghị quyết thí điểm về chính sách NƠXH, trong đó có nhiều ưu đãi hơn về thủ tục đầu tư, lãi suất vay cũng như mở rộng đối tượng thụ hưởng. Các quy trình liên quan sẽ được rút ngắn nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Ông PHẠM ĐĂNG HỒ,Trưởng Phòng Phát triển đô thị - Sở Xây dựng TP HCM:

Hình thành quỹ tiết kiệm nhà ở

Hiện nay, cần tập trung vào chính sách phát triển nhà ở thương mại giá phù hợp, với các hình thức linh hoạt như mua, thuê, thuê mua. Chủ đầu tư dự án cần được hỗ trợ các gói vay ưu đãi tương tự như áp dụng với NƠXH.

Ngoài ra, ngân hàng nên có những khoản cho vay dài hạn và chính sách đặc thù giúp giải bài toán nguồn cung, đồng thời tạo điều kiện cho người trẻ tiếp cận nhà ở.

Ngoài ra, ngân hàng nên có những khoản cho vay dài hạn và chính sách đặc thù giúp giải bài toán nguồn cung, đồng thời tạo điều kiện cho người trẻ tiếp cận nhà ở.

Bên cạnh đó, người trẻ cần hình thành quỹ tiết kiệm nhà ở. Người trẻ nên có tâm lý tích lũy từ sớm, đóng góp dần vào quỹ mua nhà tương lai của mình. Khi đó, doanh nghiệp (DN) và người mua nhà có thể kết nối với nhau ngay từ đầu, chứ nếu đợi đến khi "có đủ tiền mới mua nhà" sẽ rất khó. Không chỉ người mua mà DN cũng gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm. Ngoài ra, đây cũng là cách hạn chế đầu cơ và tránh trục lợi chính sách.

Các chuyên gia, doanh nghiệp tham dự tọa đàm “Bất động sản 2025: Nhà ở cho người trẻ” sáng 3-4. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Các chuyên gia, doanh nghiệp tham dự tọa đàm “Bất động sản 2025: Nhà ở cho người trẻ” sáng 3-4. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ông LÊ HOÀNG CHÂU, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM:

Tiếp tục tháo gỡ dự án "trùm mềm"

Từ năm 2021 đến nay, TP HCM không có thêm nguồn cung nhà ở vừa túi tiền. Một bộ phận giới trẻ có xu hướng mua nhà dưới 3 tỉ đồng. Tuy nhiên, loại hình nhà ở này ngày càng khan hiếm. Vì vậy, cần có cơ chế hỗ trợ và chính sách ưu đãi cho người trẻ mua nhà.

Để tăng nguồn cung nhà ở, một trong những giải pháp quan trọng là Quốc hội và Chính phủ tiếp tục ban hành các nghị quyết, nghị định để tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản, như đã thực hiện trong thời gian qua. Hàng trăm, thậm chí cả ngàn dự án, đang bị đình trệ; nếu được khơi thông sẽ giúp tăng nguồn cung nhà ở đáng kể, tạo điều kiện để người trẻ và người có nhu cầu thực tiếp cận nhà ở.

Để tăng nguồn cung nhà ở, một trong những giải pháp quan trọng là Quốc hội và Chính phủ tiếp tục ban hành các nghị quyết, nghị định để tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản, như đã thực hiện trong thời gian qua. Hàng trăm, thậm chí cả ngàn dự án, đang bị đình trệ; nếu được khơi thông sẽ giúp tăng nguồn cung nhà ở đáng kể, tạo điều kiện để người trẻ và người có nhu cầu thực tiếp cận nhà ở.

Ngoài ra, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN phát triển dự án nhà ở.

Ông TRẦN SĨ NAM, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương:

Nâng cao chất lượng, tiện ích

Người trẻ hiện nay có xu hướng chọn sống tại các khu vực, dự án có đầy đủ cơ sở hạ tầng, tiện ích hiện đại, nhà ở thông minh, thậm chí có thể kết hợp làm việc tại nhà.

Đáp ứng những nhu cầu đó, Bình Dương đã và đang phối hợp với các hiệp hội và chủ đầu tư để thiết kế, phát triển căn hộ tối ưu cho người trẻ. Diện tích căn hộ có thể nhỏ nhưng tiện ích, tiện nghi phải đầy đủ; đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh sống hiện đại.

Đáp ứng những nhu cầu đó, Bình Dương đã và đang phối hợp với các hiệp hội và chủ đầu tư để thiết kế, phát triển căn hộ tối ưu cho người trẻ. Diện tích căn hộ có thể nhỏ nhưng tiện ích, tiện nghi phải đầy đủ; đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh sống hiện đại.

Về giá cả, nếu nhiều người tập trung ở các khu đô thị đông đúc thì giá nhà sẽ rất cao. Tuy nhiên, tại Bình Dương, giá bán NƠXH dao động khoảng 15-20 triệu đồng/m². Có nhiều căn hộ ở vị trí đẹp, thiết kế hợp lý, phù hợp nhu cầu và khả năng tài chính của người trẻ, nhờ đó có thể thu hút lực lượng này đến sinh sống và lập nghiệp.

Việc đầu tư phát triển nhà ở cần được quan tâm đúng mức. Đây cũng là nền tảng quan trọng để Bình Dương hướng tới mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp xanh, hiện đại, gắn với chuyển đổi số trong tương lai.

Ông GIANG QUỐC DŨNG, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Bình Dương:

Tăng quyền cho chủ đầu tư

Thực hiện một dự án nhà ở không chỉ đơn thuần là "xây nhà để ở", mà quan trọng hơn là tạo điều kiện cho người dân, nhất là người lao động trẻ, muốn gắn bó lâu dài với địa phương. Những dự án NƠXH, nhà ở thương mại giá rẻ cần được tập trung phát triển tại các khu đô thị, các thành phố mới - nơi có khả năng thu hút lực lượng lao động trẻ về ở và làm việc, dù giá nhà có thể thấp.

Tại Bình Dương, nhiều DN tự bỏ tiền ra để làm NƠXH, không xin ưu đãi. Vì vậy, cần cho phép DN chủ động hơn trong việc xét duyệt đối tượng mua nhà. Với dự án mà DN tự đầu tư, không sử dụng ngân sách hay ưu đãi từ nhà nước, cần tạo điều kiện để vận hành trơn tru và hiệu quả hơn.

Tại Bình Dương, nhiều DN tự bỏ tiền ra để làm NƠXH, không xin ưu đãi. Vì vậy, cần cho phép DN chủ động hơn trong việc xét duyệt đối tượng mua nhà. Với dự án mà DN tự đầu tư, không sử dụng ngân sách hay ưu đãi từ nhà nước, cần tạo điều kiện để vận hành trơn tru và hiệu quả hơn.

Ông PHẠM LÂM, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Trưởng Đại diện tại TP HCM:

Quy hoạch khu nhà ở xa trung tâm

Để phát triển nhà ở cho người trẻ, có thể tính đến việc quy hoạch các khu vực cách trung tâm thành phố khoảng 30-40 km. Đi kèm với đó là đầu tư phát triển hệ thống giao thông công cộng thuận tiện để người dân di chuyển dễ dàng. Khi đó, người trẻ vẫn có thể làm việc ở trung tâm nhưng sinh sống tại những khu vực có chi phí sinh hoạt hợp lý hơn mà vẫn bảo đảm chất lượng sống.

Ngoài ra, cần có tiêu chí rõ ràng và minh bạch để xác định ai đủ điều kiện mua NƠXH, ai được hưởng chính sách ưu đãi. Chẳng hạn, người đóng thuế đầy đủ, nghiêm túc trong nhiều năm có thể được ưu tiên. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát để tránh tình trạng trục lợi chính sách, bảo đảm công bằng trong tiếp cận nhà ở cho các đối tượng thực sự cần.

Ngoài ra, cần có tiêu chí rõ ràng và minh bạch để xác định ai đủ điều kiện mua NƠXH, ai được hưởng chính sách ưu đãi. Chẳng hạn, người đóng thuế đầy đủ, nghiêm túc trong nhiều năm có thể được ưu tiên. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát để tránh tình trạng trục lợi chính sách, bảo đảm công bằng trong tiếp cận nhà ở cho các đối tượng thực sự cần.

Ông VÕ HỒNG THẮNG, Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng DKRA Consulting kiêm Giám đốc đầu tư DKRA Group:

Kỳ vọng một số tín hiệu tích cực

Trong quý I/2025, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc, đặc biệt là "sức cầu". Gần như tất cả phân khúc đều ghi nhận mức tăng về lượng tiêu thụ, trong đó có nhiều phân khúc tăng đột biến, dù vẫn mang tính chu kỳ. Đáng chú ý, Bình Dương là địa phương có mức tăng trưởng nổi bật.

Mặc dù trước đó đã có một số dự báo về thị trường bất động sản quý II nhưng bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Cụ thể, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố áp thuế đối ứng với hàng hóa từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nên các kịch bản dự báo cần được điều chỉnh theo diễn biến thực tế. Đây được xem là một ẩn số lớn đối với nền kinh tế nói chung.

Mặc dù trước đó đã có một số dự báo về thị trường bất động sản quý II nhưng bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Cụ thể, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố áp thuế đối ứng với hàng hóa từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nên các kịch bản dự báo cần được điều chỉnh theo diễn biến thực tế. Đây được xem là một ẩn số lớn đối với nền kinh tế nói chung.

Dù vậy, một số tín hiệu tích cực vẫn được kỳ vọng trong quý II/2025. Nguồn cung bất động sản nhà ở tại TP HCM và các vùng phụ cận dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi.

TS - nhà báo TÔ ĐÌNH TUÂN, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động:

5 giải pháp thúc đẩy nguồn cung

Qua các ý kiến thảo luận tại tọa đàm, chúng ta đã hình dung rõ hơn về bức tranh bất động sản dành cho người trẻ cũng như những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Tôi xin tóm lược một số giải pháp quan trọng để thúc đẩy thị trường này.

Thứ nhất, mở rộng hỗ trợ tài chính và các gói vay ưu đãi. Cần có chính sách cho vay hợp lý hơn, kéo dài thời gian trả nợ từ 20 năm lên 25 - 40 năm, giúp giảm áp lực tài chính hằng tháng.

Thứ hai, phát triển mạnh mẽ NƠXH và nhà thương mại vừa túi tiền. Tiếp tục đẩy nhanh Đề án 1 triệu căn NƠXH theo chỉ đạo của Thủ tướng; tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục đất đai và pháp lý để thúc đẩy nguồn cung.

Thứ ba, đơn giản hóa thủ tục hành chính hơn nữa. Giảm tối thiểu 30% thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt dự án để DN triển khai nhanh hơn. Hạn chế tình trạng dự án bị "ngâm" quá lâu khiến chi phí tăng cao, tác động tiêu cực đến giá nhà.

Thứ tư, sớm thành lập Quỹ Hỗ trợ nhà ở quốc gia nhằm giúp người có thu nhập trung bình giảm áp lực tài chính khi mua nhà.

Thứ năm, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI)… để đánh giá khả năng vay vốn và đề xuất các gói tín dụng phù hợp với tình hình tài chính của từng người trẻ, từ đó tối ưu hóa quá trình xét duyệt và giải ngân. Đồng thời, giúp NH và DN xác định phân khúc thị trường chính xác hơn, tránh tình trạng "cung - cầu lệch pha".

Ngoài ra, hơn 1.500 dự án đang chờ tháo gỡ vướng mắc pháp lý. Nếu các vướng mắc này được giải quyết sẽ tạo ra động lực rất tốt cho các DN phát triển, tạo nguồn cung nhà ở lớn. Khi đó, vấn đề giá cả và sự lựa chọn sẽ dễ dàng hơn.

QUỐC ANH - PHAN ANH ghi

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/toa-dam-bat-dong-san-nha-o-cho-nguoi-tre-nhieu-y-kien-tam-huyet-196250403213810944.htm