Tọa đàm về Hoàn thiện thể chế về đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 28/7, tại Hà Tĩnh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức tọa đàm về 'Hoàn thiện thể chế về đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL) và đề xuất tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2026-2030 và trao đổi, thảo luận về khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp'.

Tham dự Tọa đàm có đại diện lãnh đạo, công chức SởTư pháp và đại diện lãnh đạo, công chức UBND xã, phường của các tỉnh: Hà Tĩnh, NinhBình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, TP. Huế, TP. Đà Nẵng, đại diện một số sở, banngành tại địa phương.

Phát biểu khai mạc tọa đàm,ông Lê Vệ Quốc-Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lýcho biết, để tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiệnchuẩn tiếp cận pháp luật đối với cấp xã nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quảnlý nhà nước bằng pháp luật ở cơ sở; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thựcthi công vụ của lãnh đạo chính quyền ở cơ sở; tăng cường quyền tiếp cận thôngtin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thực hiện dân chủ tại cơ sở, Thủtướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường,thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg).

Các địa biểu dự buổi Tòa đàm. Ảnh: PV

Sau hơn 3 năm thực hiện, việctổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luậtđã được các địa phương triển khai đồng bộ, dần đi vào nền nếp.

Kết quả đánh giá, công nhậnxã, phường, thị trấn trên cả nước đạt tỷ lệ cao. Năm 2021 có 9.938/10.599 đơn vịcấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt 93.8%. Năm 2022 có10.073/10.743 đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt93.8%. Năm 2023, có 10.188/10.671 đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cậnpháp luật, đạt tỷ lệ 94.7%. Năm 2024, có 9.506/9.807, đạt tỷ lệ 96.9%.

Lãnh đạo Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) và lãnh đạo Sở Tư pháp Hà Tĩnh chủ tọa cuộc Tọa đàm. Ảnh: PV

Tuy nhiên, trong quá trình hướngdẫn, theo dõi, kiểm tra và tiến hành rà soát, đánh giá các văn bản quy phạmpháp luật điều chỉnh việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếpcận pháp luật, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý nhận thấy mộtsố quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg còn bất cập, hạn chế, không phù hợpvới bối cảnh thực tiễn hiện nay, đặc biệt khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.

Ông Đinh Văn Hồng-Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh phát biểu tham luận. Ảnh: PV

Cụ thể như, có sự trùng lặp về mục đích đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấnđạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nội dung của tiêu chí tiếp cận pháp luật và các bộtiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chính quyền cấp xã khác. Bên cạnh đó, thẩm quyền,trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cậnpháp luật không còn phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp; thời gian đánh giá,công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa phù hợp.

Gợi ý, định hướng thảo luận,ông Lê Vệ Quốc yêu cầu các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về việc tiếptục duy trì hay không cần thiết thực hiện công tác đánh giá, công nhận xã, phường,thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trường hợp đề xuất tiếp tục thực hiện công tácnày thì cần sửa đổi bộ tiêu chí và cơ chế đánh giá, công nhận theo hướng nào đểkhắc phục sự trùng lắp giữa các bộ tiêu chí đánh giá chính quyền cấp cơ sở; bảođảm tính toàn diện, khách quan, thực chất…

Bà Ngô Quỳnh Hoa- Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý giải đáp các câu hỏi của đại biểu. Ảnh: PV

Trong tham luận “Triển khai nôịdung công tác hòa giải ở cơ sở thuộc Chương trình MTQG nông thôn mới giaiđoạn 2021 - 2025 và một số kiến nghị, đề xuất trong công tác đánh giá cấp xã đạtchuẩn tiếp cận pháp luật”, theo ông Đinh Văn Hồng-Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnhHà Tĩnh, bên cạnh kết quả đạt được, công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương còn4 khó khăn, vướng. Trong đó nhấn mạnh, hiện nay sau sáp nhập đơn vị hành chính,các địa phương tiếp tục vận hành các tổ hòa giải trước sáp nhập, do đó mỗi xãcó số lượng tổ hòa giải tương đối đông, với mức chi hỗ trợ tổ hòa giải và hòa giảiviên hiện nay, cấp xã sẽ gặp khó khăn để đảm bảo tỷ lệ hỗ trợ kinh phí, thù laođạt 100% (trung bình khoảng 30 tổ hòa giải/xã, tổng mức chi hỗ trợ tổ hòa giảihàng năm là 54 triệu đồng, chưa tính kinh phí hỗ trợ các vụ việc hòa giải, kinhphí tập huấn, bồi dưỡng…). Do đó đề nghị xem xét hạ tỷ lệ đạt chuẩn để đảm bảophù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương.

Ông Lê Vệ Quốc-Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý phát biểu kết luận cuộc Tọa đàm. Ảnh: PV

Ông Hồng cho biết thêm, đối vơícông tác đánh giá TCPL Sở Tư pháp Hà Tĩnh đưa ra 6 khó khăn, đề xuất. Trong đó đềxuất Bộ Tư pháp tăng cường hướng dẫn, tập huấn về chuyển đổi số, ứng dụng côngnghệ số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các địa phương. Hiện naySở Tư pháp Hà Tĩnh đang xây dựng Cổng Pháp luật tỉnh Hà Tĩnh là nền tảng tươngtác cao, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).

Buổi Tọa đàm cũng nhận được nhiêùý kiến đóng góp của các đại biểu Sở tư pháp các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, QuảngTrị, TP.Huế, Đà Nẵng và đại diện một số sở ban ngành liên quan. Trong đó các đạibiểu thống nhất rằng, để đáp ứng tình hình mới cần nghiên cứu xây dựng Quyếtđịnh mới thay thế Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg theo hướng xác định tiêu chíđánh giá chuẩn TCPL của người dân; đồng thời xây dựng cơ chế đánh giá để bảo đảmtính toàn diện, khách quan, thực chất, phù hợp với Hiến pháp và các văn bảnpháp luật mới ban hành và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Hữu Anh

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/toa-dam-ve-hoan-thien-the-che-ve-danh-gia-cong-nhan-cap-xa-dat-chuan-tiep-can-phap-luat-khi-thuc-hien-chinh-quyen-dia-phuong-2-cap.html